Sức khỏe hôm nay

Hiểu đúng về “Tăng động giảm chú ý” ở trẻ

“Tăng động giảm chú ý” là một triệu chứng thường gặp ở trẻ, thường bị hiểu lầm là một căn bệnh thiểu năng ở dạng tiềm ẩn. Theo nghiên cứu của BS Richard Saul, nhà nghiên cứu thần kinh học Chicago, thì đây không phải là bệnh.

Nguồn căn và biểu hiện ở trẻ

“Tăng động giảm chú ý”( viết tắt theo tiếng Anh “Attention-deficit hyperactivity disorder”- ADHD).Triệu chứng thường gặp của hội chứng ADHD là: Năng động quá mức, trí nhớ kém, ngôn ngữ chậm, thiếu kiềm chế… Thực chất, hội chứng “Tăng động giảm chú ý” là tình trạng rối loạn hành vi của trẻ. Nguyên nhân có thể là từ các áp lực tâm lý, rối loạn cơ thể kéo dài…

Rối loạn ADHD này có tỷ lệ mắc khá cao, ở lứa tuổi học sinh cấp I là 3-5%, hay gặp nhất ở 8-11 tuổi và tỷ lệ trẻ trai so với trẻ gái là 3/1; các triệu chứng thường giảm nhiều và một số mất đi khi đến tuổi trưởng thành. Ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%.

Những quan điểm sai lầm về “ADHD”

Dựa trên những biểu hiện của “ADHD”: hay phân tâm, quá hiếu động, không làm chủ được hành vi… nên dẫn đến những kết luận không chính xác, cho rằng trẻ mắc hội chứng rối loạn thần kinh và rối loạn xung lực ám ảnh.

Khi nào cần kiểm tra?

Kiểm tra trạng thái tâm thần có thể thấy những dấu hiệu sau:

- Sự xuất hiện thường xuyên của tăng hoạt động và giảm tập trung. Trẻ em với ADHD có thể biểu hiện hay cựa quậy, không thể ngồi yên, chạy liên tục quanh phòng. Người lớn bị ADHD có thể hay đãng trí, đứng ngồi không yên và hay quên.

- Cảm xúc thường thích hợp và có thể vui vẻ, nhưng không khoái cảm. Khí sắc bình thường, không ảnh hưởng bởi ADHD.

- Lời nói có tốc độ bình thường nhưng có thể to hơn. Quá trình suy nghĩ được định hướng với nội dung bình thường.

- Sự tập trung chú ý giảm, bệnh nhân ADHD có thể gặp khó khăn với những bài tập tính toán và những nhiệm vụ đòi hỏi trí nhớ tạm thời. Sự định hướng, trí nhớ dài hạn, hay ý nghĩ trừu tượng không bị ảnh hưởng.

Cách chữa hiệu quả

- Hãy chăm nói chuyện và chia sẻ với trẻ về các vấn đề xung quanh cuộc sống. Tập trung với những câu nói ngắn, dễ hiểu cùng chất giọng nhẹ nhàng. Giúp trẻ hiểu sâu và nghiêm túc khi đối thoại.

- Tập cho trẻ sự tập trung bằng việc ngồi thiền hay nghe nhạc. Tạo cho trẻ môi trường yên tĩnh và cho bé chơi các loại đồ chơi kích thích trí não.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động kích thích tăng động: điện tử, tivi hoặc các chốn đông đúc, náo nhiệt.

- Dầu là một chất giúp cân bằng tốt nhất cho trẻ khi mát xa để làm dịu đi hội chứng ADHD ở trẻ. Để bắt đầu, bạn làm ướt bàn tay và đổ một thìa cả phê dầu chưa tinh chế (ví dụ dầu olive, hạnh nhân, dầu mè), sau đó, chà tay của bạn với nhau và xoa bóp lên da của con. Để dầu ngấm vài phút, sau đó lấy khăn lau sạch lớp dầu còn lại. Có gắng làm ít nhất một lần một tuần.

- Chú ý chế độ ăn của trẻ. Thực tế, những cha mẹ mà đã giảm lượng hấp thụ cho trẻ về đường, thực phẩm tinh chế và các loại thực phẩm có chất phụ gia khác (thuộc nhóm thực phẩm có chất bảo quản, bột ngột…) đã nói rằng việc này giúp cải thiện đáng kể các hành vi của con mình hơn 4-8 tuần. Những đứa trẻ này ít gây rối và tập trung hơn khi cung cấp cho chúng nhiều rau nấu chín và ngũ cốc nguyên hạt, cùng với lượng vừa phải protein và các loại dầu tinh chế hữu cơ.

Tường Lâm

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/hieu-dung-ve-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-21096/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY