Bệnh tình dục hôm nay

Hình ảnh đáng sợ của bệnh giang mai

Giang mai là một trong số những bệnh đường T*nh d*c đáng sợ nhất, nó đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Bệnh có thể gặp ở người lớn và trẻ em.

Giang mai ở người lớn

Người lớn chủ yếu mắc giang mai qua quan hệ T*nh d*c không an toàn với người bệnh. Xoắn khuẩnTreponema pallidum xâm nhập vào cơ thể người rồi gây . Giang mai có 3 thời kỳ:

Xoắn khuẩn giang mai

Thời kỳ I:

Đây là thời kỳ ủ bệnh, thường kéo dài trong khoảng 3 tuần. Sau 3 tuần nhiễm Treponema pallidumtrên cơ thể người bệnh bắt đầu nổi các nốt, ban đỏ hình ô van hay bầu dục có viền màu đỏ.

Các hình ô van này còn được gọi là săng thường có kích thước từ 0,5-2cm, khi rửa sạchsẽ nhìn thấy đáy không bằng phẳng, màu đỏ tươi, nền cứng, ấn vào không đau. Sau đó khoảng 1 tuần sẽ xuất hiện sự sưng đau của hạch.

Giang mai giai đoạn đầu

Săng thường xuất hiện ở bộ phận Sinh d*c, bàn tay và bàn chân của người bệnh. Sau xuất hiện từ3-6 tuần các săng sẽ tự mất đi khiến người bệnh tưởng lầm rằng đã khỏi.

Giang mai ở miệng lây qua T*nh d*c bằng miệng, đường hôn

Thời kỳ II:

Sau khoảng 4-10 tuần biến mất săng lại xuất hiện trở lại với triệu chứng mờ nhạt hơnvì nó xuất hiện ẩn dưới da với màu hồng đào hay đậm hơn người ta gọi đó là hồng ban. Khi ấn vào cácnốt hồng ban thì nó sẽ biến mất.

Hồng ban

Hồng ban xuất hiện ở 2 bền sườn, cánh tay và vùng ngực, bụng.

Sau giai đoạn về hồng ban sẽ xuất hiện các sẩn gồ ghề, người ta gọi là sẩn giang mai, nó có thểliên kết lại với nhau tạo thành các mảng, khi cọ xát vào sẽ dễ bị trầy, chảy dịch mủ,..

Sẩn giang mai

Thời kỳ này người bệnh cũng sẽ có những triệu chứng như đau họng, sốt, nổi hạch, đau đầu,…triệuchứng này sẽ mất đi sau 3-6 tuần.

Thời kỳ tiềm ẩn:

Sau giai đoạn 2, các nốt sẩn tự mất đi và người bệnh sẽ ở trong giai đoạn bệnh tiềm ẩn kéo dàitừ 1-2 năm.

Giang mai tiềm ẩn sớm (sau 1 năm) sẽ dễ lây nhiễm hơn giang mai tiềm ẩn muộn (sau 2 năm).

Thời kỳ 3:

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3-15 năm sau khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Giaiđoạn này bệnh không có khả năng lây nhiễm.

Giai đoạn 3 được chia làm 3 hình thức:

Củ giang mai

Củ giang mai (chiếm 15%)

Xuất hiện từ 1- 46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm), trên cơ thể người bệnh xuất hiệnhình cầu hay mặt phẳng không đối xứng có màu đỏ mận, kích thước như hạt ngô, mật độ dày và có danhgiới rõ rang.

Giang mai thần kinh

Giang mai thần kinh (chiếm 6,5%)

Xảy ra sau 4-25 năm mắc bệnh, người bệnh bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn ý thức, mắcchứng ảo giác, đột quỵ,…

Biến chứng giang mai

Giang mai tim mạch (chiếm 10%)

Diễn ra từ 10-30 năm mắc bệnh, người bệnh thường gặp biến chứng phình mạch.

Giang mai ở trẻ em

Phụ nữ mang thai mắc sẽ lây nhiễm bệnh cho thai nhi qua đường máu và nhau thai.Thường những trường hợp này thai nhi bị ch*t lưu, đẻ non và có những dị tật bẩm sinh khi sinh, trẻbị giang mai bẩm sinh rất khó sống sót.

Trẻ lây nhiễm giang mai từ mẹ

Trường hợp trẻ bị xâm hại T*nh d*c hay chung sống với bố mẹ mắc cũng có thể bị nhiễmbệnh từ người lớn thông qua tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh trên bề mặt da hay đường hôn.

Theo Tuyết Anh - Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hinh-anh-dang-so-cua-benh-giang-mai-n204593.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY