Tâm linh hôm nay

Hình thức và số lượng kinh A Hàm (II)

Hệ A Hàm là Thánh điển kết tập thời kỳ đầu của Phật giáo, là đại biểu duy nhất phản ánh thực trạng Phật pháp thời kỳ đức Thế Tôn còn tại thế.

 >>Sách Phật giáo

Tăng Nhất A Hàm (Ekttairk Agama)

Bài liên quan

Nguồn gốc và quá trình hình thành A Hàm

Tăng nhất a hàm là một bộ kinh được thành lập muộn nhất trong bốn bộ a hàm. về mặt hình thức và nội dung được trình bày theo pháp số, cũng giống như kinh thập thượng, tăng nhất, tam tụ của trường a hàm. tức là bắt đầu từ một pháp, hai pháp rồi tăng dần đến mười một pháp, cứ hết một pháp lại tăng thêm một pháp, nên gọi là tăng nhất. trên cơ sở đó thì những vấn đề chủ yếu của mỗi kinh, mỗi phẩm, mỗi pháp của toàn bộ tăng nhất a hàm cũng tuỳ thuộc vào con số mỗi pháp. như phần một pháp thì trình bày một vấn đề… cho đến mười một pháp thì đề cập mười một vấn đề.

Về mặt văn học và lịch sử, tăng nhất a hàm là bộ kinh chủ yếu của hữu bộ chịu ảnh hưởng một phần lớn tư tưởng của đại chúng bộ trong quá trình phát triển giao lưu ở vùng bắc ấn. tuy nhiên thì phần lớn từ hình thức đến nội dung, giáo nghĩa vẫn giữ được tư tưởng của thượng toạ bộ và hữu bộ. đồng thời làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển của các bộ phái sau này. do đó dù có những điểm dị biệt tương đối nhỏ, nhưng không đáng kể. tăng nhất a hàm tương đương với kinh tăng chi bộ của hệ nikaya. toàn kinh có 51 quyển, chia làm 52 phẩm, 11 pháp, 472 kinh.

- Phẩm Tựa: Thuật lại chuyện Tôn giả A Nan truyền tụng kinh điển, sự kết tập của kinh này, nhân duyên Tỷ khiêu Ưu Đa La được Đức Phật chọn để chúc luỹ kinh Tăng Nhất A Hàm.

Bài liên quan

Hình thức và số lượng kinh A Hàm (I)

- Một Pháp : Phẩm Thập niệm thứ 2(10 kinh), Phẩm Quảng diễn thứ 3 (10 kinh), Phẩm Đệ tử thứ (10 kinh), Phẩm Tỷ khiêu ni thứ 5 (kinh), Phẩm Thanh tín sĩ thứ 6 (4 kinh), Phẩm Thanh tín sĩ nữ thứ 7: (3 kinh), Phẩm A tu la thứ 8 (10 kinh), Phẩm Nhất tử thứ 9 (10 kinh), Phẩm Hộ tâm thứ 10 (10 kinh), Phẩm Bất hoàn thứ 11 (10 kinh), Phẩm Nhập đạo thứ 12 (10 kinh), Phẩm Lợi dưỡng thứ 13 (7 kinh), Phẩm Ngũ giới thứ 14 (10 kinh)

- Hai pháp : Phẩm Pháp hữu vô thứ 15 (10 kinh), Phẩm Hoả diệt thứ 16 (10 kinh), Phẩm An ban thứ 17 (11 kinh), Phẩm Tàm quý số 18 (10 kinh), Phẩm Khuyến thỉnh thứ 19 (11 kinh),Phẩm Thiện tri thức thứ 20 (13 kinh)

- Ba pháp: Phẩm Tam Bảo thứ 21 (10 kinh),Phẩm Tam cúng dàng thứ 22 (10 kinh), Phẩm Địa chủ thứ 23 (10 kinh) Phẩm Cao tràng thứ 24 (10 kinh), Bốn pháp.

- Bốn pháp : Phẩm Tứ đế thứ 25 (10 kinh), Phẩm Tứ ý đoạn thứ 26 (10 kinh), Phẩm Đẳng thú tứ đế thứ 27 (10 kinh), Phẩm Thanh văn thứ 28 (7 kinh), Phẩm Khổ lạc thứ 29 (10 kinh), Phẩm Tu Đà thứ 30 (3 kinh), Phẩm Tăng thượng thứ 31 (11kinh)

- Năm pháp: Phẩm Thiện tụ thứ 32 (12 kinh), Phẩm Ngũ vương thứ 33 (10 kinh), Phẩm Đẳng kiến thứ 34 (10 kinh), Phẩm Tà tụ thứ 35 (10 kinh), Phẩm Thính pháp thứ 36 (5 kinh)

- Sáu pháp : Phẩm Lục chủng thứ 37 (10 kinh), Phẩm Lực thứ 38 (12 kinh)

- Bảy pháp: Phẩm Thất nhật thứ 40 (10 kinh), Phẩm Mạc uý (vô uý) thứ 41 (5 kinh)

- Tám pháp : Phẩm Bát nạn thứ 42 (10 kinh), Phẩm Mã huyết thiên tử thứ 43 (10 kinh)

- Chín pháp : Phẩm Cửu chúng sinh cư thứ 44 (11 kinh), Phẩm Mã vương thứ 45 (7 kinh)

-  Mười pháp : Pẩhm Kết cấm thứ 46 (10 kinh), Phẩm Thiện ác thứ 47 (10 kinh), Phẩm Thập bất thiện thứ 48 (6 kinh)

- Mười một pháp : Phẩm Phóng ngưu thứ 49 (10 kinh), Phẩm Lễ Tam bảo thứ 50 (10 kinh), Phẩm Phi thường thứ 51 (10 kinh), Phẩm Đại ái Đạo Niết Bàn thứ 52 (9 kinh).

Tạp A Hàm (Samyukt Agama)

Tạp A Hàm là kinh được thành lập sớm nhất trong trong hệ A Hàm. Nội dung chú trọng về các đề tài thuộc Định quán. Cho nên có thể nói đây là pháp môn dành riêng cho tu tập thiền quán. Về tên gọi của Tạp A Hàm, xưa nay có nhiều cách giải thích khác nhau. Luận Phân biệt công đức, quyển 1 giải thích là “ Tạp toái nan trì” nghĩa là phức tạp khó giữ gìn.

Trong tỳ nại da tạp sự quyển 39 của ngài nghĩa tịnh, đời đường gọi là hội dịch. tức là biểu thị ý nghĩa tương ưng tuỳ theo từng sự việc để tập thành từng phẩm loại khác biệt. do vậy mà có ý nghĩa là tạp vậy. trên thực tế thì tạp a hàm bao gồm những mẩu kinh rất ngắn, nhiều khi là vụn vặt. tạp a hàm tương đương với tương ưng bộ kinh của hệ nikaya. về phương diện kết cấu của tạp a hàm thì có nhiều bản dịch khác nhau, việc sắp xếp kết cấu ít nhiều dị biệt. bản kinh san định chính xác nhất gồm 1.362 kinh, chia làm bốn phần, mười tụng đại thể như sau:

Bài liên quan

Tụng kinh cầu siêu có thực sự siêu hay không?

– Phần một (Gồm sáu tụng): Ngũ thủ uẩn tụng thứ nhất (112 kinh), Lục xứ tụng thứ hai(131 kinh), Duyên khởi tụng thứ ba (39 kinh), Đế tụng thứ năm (65 kinh), Giới tụng thứ sáu (46 kinh) .

– Phần hai (Gồm hai tụng)là Thánh đệ tử thuyết tụng và Phật thuyết tụng. Hai tụng này và cuối phần thứ tư (Bát chúng tụng), thứ mười về nội dung đại thể vẫn nói tới Uẩn – Xứ – Duyên khởi – Đạo phẩm… nhưng chỗ nói không chỉ bao hàm một nghĩa, cũng không dễ quy nạp nên phải triển khai thành hai phần ba tụng: Thánh đệ tử thuyết tụng thứ bảy (86 kinh) : Phẩm Xá Lợi Phất, Phẩm Mục Kiền Liên, Phẩm A Na Luật, Phẩm Đại Ca Chiên Diên, Phẩm A Nan Đà, Phẩm Chất Đa La . Và Phật thuyết tụng thứ tám (283 kinh) .

– Phần ba: Niệm Trụ đẳng tụng thứ chín (269 kinh) :Bồ đề phần (tứ chính cần, tư như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chính đạo), trì tức niệm, tam hoc, tứ chứng tịnh.

– phần bốn: bát chúng tụng thứ mười (310 kinh) : hệ thống kết tập của kinh là đức phật dùng hình thức vấn đáp dạng già đà để thuyết cho tám chúng : chúng sa môn, chúng thiên ma, chúng tam thập tam thiên, chúng sát đế lợi, chúng bà la môn, chúng phạm thiên, chúng tôn trọng, chúng tôn trọng, chúng tứ thiên vương.

Minh Chính (TH)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/hinh-thuc-va-so-luong-kinh-a-ham-ii-d36733.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY