Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Hở van tim có nguy hiểm không? Cách ngăn chặn hở van tim mà không phải mổ

Hở van tim có nguy hiểm không ? Những biến chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt là gì? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay tại đây!

Hở van tim có nguy hiểm không?

Trước hết, để biết mức độ nguy hiểm của bạn cần hiểu rõ về căn bệnh này. Trái tim của chúng ta có thể đảm bảo cho máu lưu thông một chiều nhất định là nhờ hệ thống 4 van bao gồm van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Hở van tim là tình trạng van không thể đóng kín, máu trào ngược trở lại buồng tim khiến lượng máu bơm đi bị thiếu hụt.

Hở van tim khiến máu bị trào ngược trở lại

Trong giai đoạn đầu, buồng tim có xu hướng giãn ra để tống máu đi dược nhiều hơn, cơ chế bù trừ này khiến cho người bệnh hở van nhẹ không xuất hiện triệu chứng. Nhưng theo các chuyên gia Tim mạch Việt Nam, hở van tim nặng sẽ khiến lượng máu cung cấp đi nuôi cơ thể không đủ, dẫn tới một loạt các vấn đề như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh… nguy hiểm hơn có thể gây phù, suy tim.

Các chuyên gia cũng cho biết: để đánh giá mức độ hở van tim, người ta phân thành 4 mức độ từ 1/4 cho đến 4/4, nếu mức độ hở từ 2/4 trở lên là nguy hiểm, còn hở van 1/4 thì không đáng kể. Riêng đối với hở van động mạch chủ 1/4 thì lại nguy hiểm hơn vì van tim này kiểm soát lưu thông máu từ tim bơm đi nuôi toàn cơ thể.

Như vậy, để đánh giá hở van tim có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại van hở, mức độ hở, kích thước buồng tim, có xuất hiện rối loạn nhịp tim hay không, các bệnh mắc bệnh kèm khác như tăng huyết áp, tiểu đường…

Dưới đây là tổng hợp một số biến chứng mà người bệnh hở van tim nặng có thể gặp phải:

Cơ tim bị giãn rộng lâu ngày sẽ trở nên yếu đi, lực co bóp tống máu không đủ, tình trạng này được gọi là suy tim.

- Máu bị dồn ứ tại các buồng tim là cơ hội để hình thành nên cục máu đông, chúng di chuyển đến các vị trí khác gây tắc mạch dẫn tới đột quỵ não, nhồi máu cơ tim…

- Các buồng tim giãn rộng có thể gây rối loạn nhịp tim, nguy hiểm nhất là rung nhĩ làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông.

- thường gặp ở người bị hở van 2 lá và hở van động mạch chủ. Người bị tăng áp lực trên động mạch phổi thường có biểu hiện phù chi, da xanh, đau ngực, mệt mỏi, chướng bụng…

Cách ngăn chặn hở van tim mà không phải mổ

Dùng Thu*c

Thu*c hiện đại là chỉ định đầu tiên trong chữa trị hở van tim để ngăn bệnh tiến triển nặng thêm và dự phòng rủi ro. Các nhóm Thu*c thường được sử dụng là Thu*c giãn mạch, hạ áp, Thu*c lợi tiểu, Thu*c chống loạn nhịp tim, Thu*c chống đông máu…

Áp dụng lối sống khoa học

- Bạn nên ăn giảm muối, tốt nhất nên ăn dưới 3g muối/ngày.

- Ưu tiên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt…

- Hạn chế ăn các loại chất béo như thịt đỏ, mỡ động vật, thực phẩm chế biến qua dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần.

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì để giảm bớt gánh nặng cho tim.

- Không hút Thu*c; hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê vì có thể làm tăng rối loạn nhịp tim.

- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức như yoga, thiền, đi bộ nhẹ, đạp xe…

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo nghĩ quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

- Khám sức khỏe tim mạch định kỳ ít nhất 1 lần/năm.

- Tiêm phòng cúm vào mùa thu và giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, giữ vệ sinh răng miệng để tránh các bệnh nhiễm khuẩn có thể dẫn tới biến chứng viêm nội tâm mạc, tổn thương van tim.

Đạp xe là bài tập rất tốt cho người bệnh hở van 2 lá (ảnh minh hoạ)

Lê Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ho-van-tim-co-nguy-hiem-khong-cach-ngan-chan-ho-van-tim-ma-khong-phai-mo-n155571.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY