Nhưng thực tế, đôi khi các con "choảng nhau rất kinh" và thường xuyên. và cảnh thượng thường gặp trong gia đình luôn là: chị bảo em không nghe, em không vâng lời anh chị, anh chị luôn phải hậm hực nhường nhịn cho em, đánh nhau mắng nhau như cơm bữa... nhưng tất cả những điều đó lại chứng minh cho một gia đình bình thường vốn phải thế. gia đình cần có những tranh luận, những mâu thuẫn để tạo đà cho sự phát triển.
Ảnh minh họa.
Trong mắt cha mẹ, mâu thuẫn giữa anh chị em rất khó chịu và chỉ muốn "dẹp loạn". Và khi thấy mâu thuẫn, cha mẹ thường có xu hướng giải quyết nó để đạt được trạng thái vui vẻ, bình an. Thế nhưng giữa các con trong gia đình, muân thuẫn thực sự rất tốt.
Mỗi lần giải quyết được, đó là cơ hội để các con học được bài học thành công. Bởi thế cha mẹ cần nhìn nhận mâu thuẫn giữa các con như một chuyện tích cực hơn là một điều tiêu cực. Vậy cha mẹ sẽ cùng con giải quyết khi có mâu thuẫn như thế nào để mâu thuẫn trở thành cơ hội tốt để học hỏi và hoàn thiện?
Trước hết, cha mẹ cần phải thẳng thắn chứ không né tránh. Tránh né không thể giải quyết được vấn đề gì và chắc chắn rằng, vấn đề đó sẽ tái diễn sớm thôi. Cha mẹ cần phải nhớ:
- Hãy chấp nhận và biết ơn các mâu thuẫn giữa các con.
- hãy nhìn thẳng vào vấn đề, vào nỗi sợ hãi đó và đặt câu hỏi: tại sao mâu thuẫn này diễn ra? các con sẽ học được điều gì? những gia đình đông con, các đứa trẻ có một may mắn hơn gia đình con một. chúng có cơ hội thao dợt trước cách giao tiếp với xã hội lớn bên ngoài. những mâu thuẫn giữa các con, trước sau gì ra đời các con cũng gặp. cha mẹ nên vui nhiều hơn là khó chịu vì con mình đang thao luyện kỹ năng, thái độ, trí tuệ và nghị lực sống.
Ngoài ra có một số nguyên tắc cho cha mẹ để giúp con giải quyết chính mâu thuẫn của mình.
- Cứ để mâu thuẫn diễn ra. Không can thiệp vào "trận chiến" giữa các con.
- Tuyệt đối không cho phép con giải quyết bằng bạo lực gây nguy hiểm như dùng cây, dao để đánh nhau.
- Khi mâu thuẫn giữa các con gay gắt, hãy để vài ngày sau, khi tâm trạng các con ổn định lại, cha mẹ bắt đầu nói chuyện với các con. Các câu hỏi gợi ý cho cha mẹ trong buổi thảo luận: Chuyện gì đã xảy ra? Hãy tường thuật lại câu chuyện trước khi mâu thuẫn bắt đầu, trong khi và sau đó?
Cha mẹ nên gặp riêng từng bạn, không nhất thiết phải gặp chung vì bài học được rút ra cho từng người. Hãy chú ý vào yếu tố nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn. Nguyên nhân đó thường diễn ra trước khi cảm xúc bùng nổ: Hãy tìm hiểu, trước đây con có trải qua chuyện này chưa? Ai đã nói với con câu gì? Hoặc ai đó đã làm gì tổn thương con? Lúc đó con cảm thấy thế nào?
Hầu hết các vấn đề mâu thuẫn là do trước đó con có một dấu ấn tiêu cực, nó in sâu trong não các con nên khi gặp vấn đề tương tự, các con sẽ bùng nổ cảm xúc. Cha mẹ cần giúp con truy vết nguyên nhân vấn đề. Giúp con tìm ra lần đầu tiên con gặp căng thẳng như vậy là khi nào. Cha mẹ cũng đồng thời cần giúp con hóa giải ký ức đó. Khi ký ức tiêu cực đó được hóa giải, thì con mới hết những mâu thuẫn trong hiện tại.
Nhưng con sẽ hóa giải mâu thuẫn bằng cách nào: Con sẽ phải học cách xin lỗi và học cách biết ơn từ người khác. Cha mẹ cần dạy con xin lỗi người con gây tổn thương hoặc tha thứ cho người gây tổn thương đến con.
Hãy giúp con nhận ra được bài học gì từ chuyện đó và biết ơn sự kiện đó, biết ơn những con người trong sự kiện đó đã giúp con học được bài học của mình để con trưởng thành. Cha mẹ nên nhớ 60% thành công của con là từ cha mẹ, 20% từ giáo dục và 20% đến từ trí tuệ của con.