Vậy yếu tố gây ung thư nào đang tiềm ẩn trong nhà? Hãy cũng xem xét nhé.
1. Đũa tre, gỗ đã được sử dụng từ rất lâu
Nếu sử dụng đũa quá lâu, bề mặt đũa sẽ xuất hiện các gờ hoặc khe hở, cặn thức ăn dễ đọng lại trong các kẽ hở, một khi aflatoxin sinh ra thì kể cả nước ở 100 độ C cũng không thể loại bỏ được.
Không nên cho đũa vào lồng đũa ngay sau khi rửa đũa hàng ngày mà nên phơi ở môi trường thoáng gió. Dù đũa tre hay đũa gỗ không bị mốc thì cứ 6 tháng nên thay một đợt mới.
Sau khi ăn những món chiên rán, nhiều gia đình ngại ngần vứt dầu thừa đi hoặc không vệ sinh lại chảo vì cho rằng quá lãng phí mà vẫn tận dụng dầu chiên, xào món ăn tiếp theo. Tuy nhiên, dầu ăn đã dùng có thể tạo ra các sản phẩm oxy hóa và axit béo chuyển hóa sau khi đun ở nhiệt độ cao lặp đi lặp lại, làm tăng nguy cơ ung thư.
Dầu ăn đã dùng có thể tạo ra các sản phẩm oxy hóa và axit béo chuyển hóa sau khi đun ở nhiệt độ cao lặp đi lặp lại, làm tăng nguy cơ ung thư. |
Khói nấu ăn có khả năng gây kích ứng cổ họng, mắt và mũi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Tiếp xúc lâu với khói bếp này cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Trong nấu nướng hàng ngày nên hạn chế tối đa việc nướng, chiên, rán và các phương pháp nấu nướng khác, dụng cụ nhà bếp nên là lò vi sóng, chảo chống dính để tránh nhiều khói dầu mỡ.
Tốt nhất trong bếp nên để các lỗ thông gió đủ lớn và lắp đặt máy hút mùi, sau khi nấu xong tiếp tục cho máy hút mùi hoạt động trong vòng 5-10 phút, nếu có điều kiện, bạn có thể cân nhắc lắp thêm hệ thống cấp khí tươi hoặc máy lọc không khí để ngăn chặn khói lưu lại lâu trong nhà.
Các loại hạt có vị đắng hoặc có mùi hắc rất có thể đã nhiễm aflatoxin, cần dứt khoát vứt bỏ. Ngoài ra, bạn cũng đừng mua dầu ăn không rõ nguồn gốc, nguyên liệu có thể là ngô hoặc lạc mốc, nếu ăn những thực phẩm đó trong thời gian dài dễ gây khó chịu đường ruột, đau bụng và tiêu chảy, thậm chí gây ra ung thư.
Nguồn gây ô nhiễm khủng khiếp nhất trong gia đình là formaldehyde, chủ yếu đến từ các tấm gỗ, vật liệu trang trí, dệt may và đồ chơi trẻ em kém chất lượng. Trong gia đình, khi ngân sách vừa đủ, lựa chọn đầu tiên là nội thất gỗ nguyên khối, sau đó là sản xuất nội thất gỗ ván thông thường.
Trong gia đình, khi ngân sách vừa đủ, lựa chọn đầu tiên là nội thất gỗ nguyên khối, sau đó là sản xuất nội thất gỗ ván thông thường. |
Đặc biệt là khi gia đình trang trí nhà cửa thì phải chú ý. Không nên dọn vào ngay sau khi trang trí nhà cửa để các mùi sơn hay mùi nội thất bay hơi hết. Sau khi dọn vào cần thường xuyên mở cửa sổ để thông gió.
Người ta biết rằng hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi. Nhiều người có thói quen hút thuốc trong phòng khách, phòng làm việc hay phòng tắm, điều này khiến mọi người không chỉ hít phải khói thuốc mà còn hít phải khói thuốc đọng lại trên tường, sợi quần áo hoặc sàn nhà dễ dẫn đến ung thư.
Các loại dầu gội thông thường trong cuộc sống hàng ngày có thể gây ung thư nếu không được bảo quản đúng cách. Nhiều người có thói quen để 1-2 chai dầu gội trong nhà tắm, tuy nhiên các thành phần nhũ tương trong sản phẩm tương tác dễ sinh ra chất gây ung thư, hít lâu dài có thể mang lại nguy hiểm an toàn.
Sau khi sử dụng dầu gội đầu, nên đóng chặt nắp và giữ cho phòng thông thoáng. |
Ngoài ra, một số sản phẩm tẩy rửa sẽ tích tụ khí độc hại trong quá trình bay hơi, ví dụ như một số loại nước khử trùng có chứa p-dichlorobenzene, sau khi hít vào sẽ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, gây đột biến tế bào, không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, mà còn nhưng cũng có thể gây bệnh bạch cầu.
Do đó, không nên cất giữ một lượng lớn chất tẩy rửa hóa học trong không gian kín. Sau khi sử dụng dầu gội đầu, nên đóng chặt nắp và giữ cho phòng thông thoáng.
Có những yếu tố gây hại cho sức khỏe ngay trong chính ngôi nhà mà nếu không để ý sẽ không phát hiện ra. Hãy ghi nhớ những nguy cơ tiềm ẩn này để bảo vệ sức khỏe cho gia đình của bạn.
Xem thêm: Những người hay uống rượu hãy ghi nhớ 4 dấu hiệu đột tử này và đi khám để điều trị kịp thời
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: