Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hoại tử ruột do bã thức ăn

Bệnh nhân nữ 63 tuổi đau bụng dữ dội, nôn nhiều dịch tiêu hoá , bụng chướng to, đi khám bác sĩ phát hiện có khối bã thức ăn cứng 5 cm trong ruột.

Bệnh nhân có biểu hiện bệnh 10 ngày này, không nhớ rõ mình đã ăn gì, được đưa tới Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 tuần trước.

Kết quả chụp CT thấy tình trạng tắc ruột, nghi ngờ do khối bã thức ăn. Bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu, lộ ra khối bã thức ăn cứng với kích thước 4x5cm. Đây là khối xơ không tiêu hóa được, chèn ép vào thành ruột gây thiếu máu, hoại tử và thủng cả thành ruột.

Các bác sĩ đã lấy khối bã này, cắt đoạn ruột bị hoại tử và nối rỗng tràng lại với nhau. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân hồi phục tốt, sinh hoạt bình thường.

Tắc ruột là tình trạng ứ trệ, không lưu thông được thức ăn trong lòng ống tiêu hóa, điều này dẫn tới phía trên chỗ tắc các quai ruột giãn to, chứa nhiều dịch và thức ăn trong khi phía dưới ruột xẹp, không có thức ăn. Tình trạng này dẫn tới cơn đau bụng, buồn nôn, ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng của ruột, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người bệnh.

Bác sĩ Phạm Văn Hiệp, Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, cho biết trong các nguyên nhân gây tắc ruột, bã thức ăn là nguyên nhân hiếm gặp. Khối bã thức ăn này có thể là bã thực vật (do người bệnh ăn thực phẩm chứa quá nhiều chất tanin: hồng xiêm, ổi...), bã thức ăn động vật: vô tình nuốt phải xương hoặc nuốt chửng cả miếng thức ăn. Nhiều trường hợp, khối bã này là lông tóc do thói quen ngậm, ăn tóc.

Tắc ruột do bã thức ăn thường gặp nhất ở người cao tuổi do răng rụng, nhai kém. Ngoài ra, bệnh hay gặp ở người bệnh viêm tụy mạn hay sau mổ cắt dạ dày.

Gia đình có người già, người mắc bệnh lý viêm tụy, sau mổ cắt dạ dày,... cần hướng dẫn bệnh nhân ăn chế độ dễ tiêu, tránh nuốt chửng hoặc ăn các loại hoa quả có chứa nhiều tanin.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hoai-tu-ruot-do-ba-thuc-an-4097824.html)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay quanh trục của nó, làm cung cấp lưu lượng máu đến tinh hoàn giảm hoặc mất hoàn toàn gây đau đớn, bất ngờ thường nặng và sưng.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY