Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hoại tử ruột suýt Ch?t

Người đàn ông Đài Loan, 66 tuổi, sống ở Long An, đau bụng từng cơn, song ngại đến viện khám.

Ban đầu bụng ông quặn đau từng cơn quanh rốn, kèm buồn nôn và nôn, bác sĩ gia đình cho uống Thu*c nhưng không giảm đau. sau hai ngày chần chừ đến viện vì ngại covid-19, cơn đau tăng dần, lan khắp bụng, nôn ói nhiều lần, ông không ăn uống, không đại tiện được. bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện gia an 115 (tp hcm) cách đây 10 ngày.

Bác sĩ nguyễn thế toàn, phó khoa ngoại, nhận định tình trạng bệnh nhân khả năng cao là viêm phúc mạc. kết quả cận lâm sàng như siêu âm ổ bụng, x-quang, ct scan... xác định bệnh nhân bị tắc ruột do dây thắt có hoại tử ruột, gây viêm phúc mạc toàn thể.

Các bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật cấp cứu. Người bệnh còn bị suy thận cấp, tăng huyết áp và tiền sử bệnh mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, suy thận cấp, kíp phẫu thuật và gây mê hồi sức phải đặc biệt thận trọng.

Theo bác sĩ toàn, bệnh nhân bị hoại tử một đoạn ruột non khoảng 30 cm. kíp mổ đã cắt bỏ đoạn ruột non bị hoại tử và nối ruột non, sau đó rửa bụng, đặt dẫn lưu. sau mổ, sức khỏe bệnh nhân ổn định và xuất viện ngày 21/8.

"Hoại tử ruột, viêm phúc mạc toàn thể là những bệnh lý nguy cấp, cần cấp cứu ngoại khoa. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến Tu vong do nhiễm trùng huyết", bác sĩ Toàn phân tích.

Bệnh biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng nên nhiều người chủ quan bỏ qua. nhiều bệnh nhân đau bụng nghĩ bị ngộ độc thực phẩm hoặc đau dạ dày nên tự mua Thu*c uống, đến khi đau không chịu được đi cấp cứu mới phát hiện hoại tử ruột, viêm phúc mạc, phải mổ ngay lập tức. nếu chậm trễ, tỷ lệ Tu vong đến hơn 70%.

Bác sĩ toàn khuyến cáo, đau bụng có nhiều nguyên nhân, không loại trừ các cấp cứu ngoại khoa như viêm ruột thừa, thủng thực quản, thủng ổ loét dạ dày - tá tràng, thủng ruột, chấn thương bụng kín như rách hoặc vỡ lá lách, vỡ gan, tắc ruột, xoắn ruột, thoát vị nghẹt...

Người bệnh nếu đột ngột đau bụng dữ dội hoặc đau quặn bụng, đau bụng kèm buồn nôn, nôn và sốt, đau bụng khi sờ ấn hoặc căng tức bụng đi kèm sốt, buồn nôn, khát, thành bụng co cứng kèm sốt cao... nên đến bệnh viện để các bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh tự mua Thu*c uống.

"Người bệnh không nên xem thường các triệu chứng như đau bụng, cũng đừng vì sợ Covid-19 mà không đi khám bệnh dẫn đến rủi ro đến tính mạng", bác sĩ Toàn phân tích.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hoai-tu-ruot-suyt-chet-4150178.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 37 tuổi, khoảng 1 tháng nay, tôi bị khó nuốt khi ăn uống và rất dễ buồn nôn, đi khám bác sĩ bảo bị hẹp tâm vị. BS cho toa Thu*c về uống được 1 tuần. Xin hỏi Mangyte, bệnh của tôi có nguy hiểm gì không? (Hồ Đức Anh - Nha Trang, Khánh Hòa)
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Tôi hay bị ợ kèm cảm giác buồn nôn khi đói. Khi uống nước có gas lúc, đói thường nôn ra chất dịch màu trắng hoặc nôn khan. Lúc đánh răng cũng buồn nôn. Tôi phải làm xét nghiệm gì, ở đâu hả Mangyte? Cảm ơn rất nhiều! (Quỳnh Thư - thu.nguyenquynh…@gmail.com)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Một người có thể cảm thấy buồn nôn, có kèm hoặc không kèm theo nôn thật sự. Khi hóa trị, buồn nôn có thể diễn ra trong ngày bạn điều trị và có thể hết sau vài ngày, tùy thuộc vào loại Thu*c sử dụng.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY