Khoa học hôm nay

Học sinh đau bụng vì uống nước ngọt miễn phí, cô giáo kiểm tra mã vạch không ra

MangYTe - Uống nước miễn phí phát trước cổng trường, nhiều học sinh ở một trường tiểu học ở Nghệ An bị đau bụng, buồn nôn phải vào trạm y tế. Cô giáo kiểm tra thông tin mã vạch nhưng không ra nguồn gốc, xuất xứ.

Học sinh đau bụng vì uống nước ngọt miễn phí, cô giáo kiểm tra mã vạch ‘không ra’ - Ảnh 1.

Trường tiểu học quang trung, tp vinh đã thu hồi các chai nước phát miễn phí cho học sinh - ảnh: d.hòa

Chiều 17-3, một lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo tp vinh, nghệ an cho biết, phòng đã nhận được thông tin ban đầu về việc một số học sinh ở trường tiểu học quang trung bị đau bụng, buồn nôn phải vào trạm y tế sau khi uống nước miễn phí được phát cổng trường.

"chúng tôi đã chỉ đạo các nhà trường kiểm tra, rà soát, ngăn chặn không để tình trạng một số đơn vị phát nước uống, sữa miễn phí trước cổng trường cho học sinh, tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm", vị này nói.

Bà từ thị thu hương - hiệu trưởng trường tiểu học quang trung, tp vinh - cho hay, đầu giờ học buổi chiều 16-3, một xe tải nhỏ mang biển kiểm soát tp hà nội đỗ trước cổng trường. một số người mặc đồng phục công ty phát chai nước ngọt miễn phí cho học sinh.

Bà Hương hỏi lý do phát miễn phí thì tài xế không trả lời được.

Nhận thấy bất thường, nhà trường dùng loa thông báo đến tất cả học sinh phải nộp lại toàn bộ các chai nước đã nhận về phòng y tế. các giáo viên chủ nhiệm cũng được yêu cầu rà soát số học sinh của lớp mình đã dùng đồ uống này.

Trường tiểu học quang trung thu hồi được 183 chai nước ngọt. trong số này, có 53 em đã uống.

Nhiều em chỉ mới uống một vài ngụm nên không có biểu hiện gì. Riêng 9 em trong cùng một lớp nhận đồ uống sớm nhất nên đã uống nhiều, có em uống hết cả chai.

Khoảng 2 giờ sau, sau khi dùng đồ uống, 9 em đến phòng y tế của trường cho biết bị đau bụng, buồn nôn. tất cả các em sau đó được chuyển đến trạm y tế phường để kiểm tra. đến sáng nay các học sinh này đi học trở lại bình thường.

Theo bà Hương, hạn sử dụng, ngày sản xuất trên chai nước rất mờ, không nhìn rõ ngày. Các cô giáo kiểm tra mã vạch trên chai cũng "không cho ra thông tin gì".

Tại trường thcs quang trung gần trường cấp tiểu học cũng rà soát, thu hồi được hơn 50 chai nước. có 6 em đã uống và may mắn không có biểu hiện gì bất thường.

Công an địa phương đã tiếp nhận thông tin từ các nhà trường và đang vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

DOÃN HÒA

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/hoc-sinh-dau-bung-vi-uong-nuoc-ngot-mien-phi-co-giao-kiem-tra-ma-vach-khong-ra-2021031713443376.htm)

Tin cùng nội dung

  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Khi bị ngộ độc rượu, nạn nhân sẽ mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, gây ngừng thở và có thể Tu vong.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY