12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Hội chứng ngưng thở khi ngủ và cách khắc phục

Theo thống kê của bộ y tế, hiện nay hội chứng “ngưng thở khi ngủ” đang bùng phát rất nhiều. Hội chứng này nếu không được ngăn ngừa kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với tính mạng.

Theo một số chuyên gia y tế cho rằng, nếu kịp thời chuẩn đoán và chữa trị sẽ loại bỏ được thêm một số nguy cơ mắc bệnh như tăng huyết áp, một số bệnh liên quan đến tim mạch. Đặc biệt hơn, việc chữa trị kịp thời bệnh ngưng thở khi ngủ sẽ giúp bạn giảm tối đa khả năng tử vong đột ngột.

Sau đây là một số “bí kíp” về hội chứng “ngưng thở khi ngủ” mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần phải lưu ý.

Sơ lược về hôi chứng “ngưng thở khi ngủ”

“Ngưng thở khi ngủ” là một chứng bệnh rối loạn về giấc ngủ. Trong đó, có một số trường hợp bị ngưng thở khi ngủ nhiều lần trong một đêm. Theo một số chứng minh cho thấy, hội chứng này được chia làm ba dạng phổ biến. Thứ nhất, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn; Thứ hai, ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân thần kinh trung ương; Cuối cùng là ngưng thở hỗn hợp.

Đầu tiên phải nhắc đến dạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Đây là một dạng ngưng thở xảy ra khi đường hô hấp bị “trục trặc” trong một khoảng thời gian nhất định hay xảy ra hoàn toàn trong lúc ngủ. Thứ hai là dạng ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương. Tình trạng này xảy ra khi bộ não của bạn làm việc không có hiệu quả. Những thông tin điều khiển đường hô hấp không được vận hành để thực hiện đúng vai trò của mình. Trong trường hợp này nguyên nhân chính gây ra có thể là do người bệnh đang mắc các bệnh về não bộ. Cuối cùng là hiện tượng ngưng thở hỗn hợp. Nói một cách dễ hiểu, đây là dạng bao gồm cả hai trường hợp ở phía trên.

Biểu hiện của hội chứng “ngưng thở khi ngủ”

Theo một số nghiên cứu thì ở những bệnh nhân mắc hội chứng “ngưng thở khi ngủ” có những biểu hiện rất dễ nhận biết như sau:

Thứ nhất, những bệnh nhân mắc hội chứng này thường ngáy rất to trong khi ngủ. Bên cạnh đó, còn kèm theo hiện tượng ngưng thở từng đợt. Chính bản thân của chúng ta hay những người ngủ bên cạnh sẽ cảm nhận được những hiện tượng đó. Hiện tượng ngưng thở có thể kéo dài từ 2-3 giây một lần. Nếu những bệnh nhân đã mắc hội chứng này từ rất lâu sẽ có thể ngưng thở từ 5 đến 6 giây một lần. Và hiện tượng này xảy ra rất nhiều lần trong khi ngủ.

Ngáy to cũng là biểu hiện của hội chứng nguy hiểm này

Thứ hai, hội chứng này sẽ mang lại cho chúng ta những cảm giác mệt mỏi và khó chịu từ bên trong cơ thể. Đây không phải cảm giác uể oải thông thường khi bạn phải thức đêm làm việc nhiều mà là cho dù chúng ta đã ngủ đủ 8 tiếng đi chăng nữa thì vẫn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Một thuật ngữ được các y bác sĩ đặt cho hiện tượng này đó chính là “chứng mất ngủ không phục hồi”.

Ngoài ra, bạn còn hay mắc chứng đau đầu sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng. Chúng là một hiện tượng lên án cho chứng “ngưng thở khi ngủ” quá nhiều lần trong đêm đang đe dọa sức khỏe của bạn. Chứng đau dầu còn là cho chúng ta biết rằng cơ thể đã mất quá nhiều oxy.

Đối tượng mắc bệnh

Hội chứng “ngưng thở khi ngủ” không buông tha cho bất kì một độ tuổi nào. Hội chứng thường xảy ra đối với các bệnh nhân ở tuổi thanh thiếu niên, trung niên và người lớn tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi trung niên lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với các độ tuổi còn lại. Ngoài độ tuổi thì một số trường hợp như những người đang mắc bệnh béo phì hay có sự bất thường trong cấu trúc của đường hô hấp cũng rất dễ mắc phải hội chứng này. Bên cạnh đó, những người có thói quen sử dụng rượu bia, thuốc an thần hay một số chất gây kích thích như thuốc lá, ma túy,.. cũng dễ bị hội chứng này tìm đến.

Mặt khác, những bệnh nhân từng có tiền án về các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp cũng như suy nhược cơ thể, suy tim hoặc một số bệnh liên quan đến não cũng rất dễ mắc phải chứng “ngưng thở khi ngủ”.

Bệnh nhân đái tháo đường là một trong những đối tượng của hội chứng "ngưng thở khi ngủ"

Theo một số chuyên gia cho rằng, hội chứng “ngưng thở khi ngủ” là tác nhân khiến cho không khí không vào được bên trong phổi để trao đổi oxy, gây ra hiện tượng thiếu oxy trầm trọng. Từ đó, chúng còn dẫn đến một số hệ lụy về tim, phổi hay một số bộ phận khác. Chính vì điều này đã tạo ra khá nhiều những bệnh lý có liên quan như tăng huyết áp, mạch máu não, tim,… Chính vì điều dó, chúng ta cần có những biện pháp để kịp thời chữa trị, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Cách khắc phục

Đừng để bệnh tình của chúng ta rơi vào trạng thái không thể cứu vãn. Hãy tìm ra những cách khắc phục kịp thời để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất có thể.

Đầu tiên, chúng ta hãy thay đổi lối sống của chính bản thân mình. Đây là một biện pháp có thể cho là đơn giản nhưng cần sự kiên trì và tỉ mỉ rất nhiều. Những ai đang rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân thì cần có những chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện điều đó, thế nhưng hơn lúc nào hết, bản thân người bệnh phải thật sự kiên nhẫn.

Một chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng của bản thân cũng là một trong những cách khắc phục hiệu quả

Bên cạnh đó, những ai có thói quen sử dụng các chất kích thích hay thuốc ngủ thì cần bỏ ngay trước khi quá muộn. Ngoài ra, chúng ta cần tập thói quen ngủ nghiêng, dùng thuốc nhỏ mũi khi bị nghẹt để đường hô hấp được lưu thông thuận lợi hơn. Đặc biệt hơn, cần duy trì cho bản thân một thói quen khám bệnh theo định kì. Đây là một biện pháp rất tốt để chúng ta kịp thời nhận biết bệnh và nhanh chóng được chữa trị.

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/hoi-chung-ngung-tho-khi-ngu-va-cach-khac-phuc-28348/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY