Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hội đồng chuyên môn khuyến cáo: Người dân không tự ý sử dụng Thuốc điều trị COVID-19

Các chuyên gia của Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm khuyến cáo: Việc sử dụng Thuốc trong điều trị COVID-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sỹ, người dân không tự ý sử dụng Thuốc, tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn.

Chiều ngày 23/3, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch COVID-19; PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh- Giám đốc Trung tâm điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19 cùng các thành viên Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã họp cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Các điểm cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW có GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Vũ Trung- Phó Giám đốc Bệnh việnBệnh Nhiệt đới TW;

Bệnh viện Bạch Mai có GS.TS Ngô Quý Châu- Quyền Chủ tịch Hội đồng Quản lý BV Bạch Mai, Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam; PGS.TS Đào Xuân Cơ- Trưởng khoa Hồi sức tích cực, PGS.TS Nguyễn Văn Chi- Quyền Trưởng khoa Cấp cứu;

Bệnh viện Nhi TW có PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện cùng đại diện lãnh đạo và các chuyên gia tại 12 điểm cầu có bệnh nhân đang điều trị.

Theo đó, các chuyên gia Hội đồng chuyên môn đã xem xét và cho y kiến về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức y tế thế giới và của một số nước trên thế giới.

Đối với một số Thuốc đang được một số quốc gia thử nghiệm lâm sàng, Hội đồng chuyên môn cũng xem xét và đánh giá. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khẳng định, hiện chưa có Thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, tất cả cả các Thuốc hiện nay đều điều trị triệu chứng là chính.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cùng các chuyên gia tham gia hội chẩn chuyên môn trực tuyến với các thành viên của Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm ở các điểm cầu.

Việc sử dụng Thuốc trong điều trị COVID-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sỹ, người dân không tự ý sử dụng Thuốc tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn gây ra.

Các chuyên gia và các bệnh viện mới có bệnh nhân như Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp cũng tham gia vào quá trình hội chẩn để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm cũng như xin ý kiến của Hội đồng chuyên môn về những khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị.

Đến thời điểm này, nước ta đã ghi nhận 123 ca mắc COVID-19, trong đó trong đó 17 trường hợp đã điều trị khỏi. Trong số 17 trường hợp đã khỏi bệnh có 16 trường hợp đã ra viện, 1 trường hợp là bệnh nhân thứ 18 đã 3 lần xét nghiệm âm tính, không còn ho, sốt, hoàn toàn khỏe mạnh và đã được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Ninh Bình sang Bệnh viện đa khoa Thái Bình theo dõi sức khỏe.

106 bệnh nhân còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại 15 cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có 2 bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm y tế huyện (bệnh nhân số 73 người Anh hiện điều trị tại Trung tâm y tế huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương và bệnh nhân số 123 đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).

Hiện trong các bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị ở các cơ sở y tế trên cả nước, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW tiếp nhận điều trị đông nhất với 46 trường hợp. Có 3 bệnh nhân nặng tại đây đang được các cán bộ y tế chăm sóc và theo dõi sát tình hình bệnh, cũng như được Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế với các chuyên gia đầu ngành hội chẩn hằng ngày.

Cũng đến thời điểm này, cũng đã có 3 nhân viên y tế ở nước ta mắc COVID-19

Theo SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/hoi-dong-chuyen-mon-khuyen-cao-nguoi-dan-khong-tu-y-su-dung-thuoc-dieu-tri-covid19-168639.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY