Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hôi miệng - nguyên nhân và cách chữa đơn giản

Hôi miệng gây nên tình trạng mất tự tin, xấu hổ khi giao tiếp với người xung quanh.

Bác sĩ Trần Vũ Thanh Ái, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết hôi miệng là chứng bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp, khiến người bệnh mất tự tin.

Nguyên nhân hôi miệng

Theo bác sĩ thanh ái, vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ hình thành mảng bám, thức ăn đọng trong khoang kẽ răng, lỗ sâu răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn lên men và phát triển, phóng thích các hợp chất có mùi.

Người bệnh nhiễm khuẩn miệng như viêm nướu, viêm niêm mạc miệng, viêm nha chu, áp xe răng miệng cũng có thể gây hôi miệng.

Ảnh minh họa.

Người mang hàm giả không phù hợp, khô miệng sau điều trị xạ trị làm cho lượng nước bọt trong miệng giảm, khả năng tự chải rửa tự nhiên giảm cũng dễ bị sâu răng và hôi miệng.

Sản phẩm chuyển hóa của một số Thu*c như điều trị tăng huyết áp, bệnh lý thận, bệnh lý tâm thần cũng có thể gây hơi thở hôi khi được thải trừ qua phổi.

Ngoài ra, một số người bị viêm nhiễm đường hô hấp (viêm xoang, viêm họng) cũng gây ra tình trạng hôi miệng. người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, dạ dày cũng khiến cho hôi miệng thêm trầm trọng.

Ăn thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, nước ép cam, quýt, đồ uống có cồn… cũng có thể bị hôi miệng.

Hút Thu*c gây hôi miệng do Thu*c lá gây viêm quanh răng, viêm lợi, viêm lưỡi, viêm xoang. khói Thu*c lá, Thu*c lào cũng chứa nhiều hợp chất quyện với nước bọt tạo mùi rất hôi.

Cách chữa hôi miệng

Dùng trà xanh

Y học hiện đại chỉ ra hai nguyên tố vi lượng kali và fluor trong trà xanh, có công dụng đặc biệt trong việc chống sâu răng, trị viêm nướu răng, giảm mùi hôi cho hơi thở. bạn hãy hình thành thói quen ngậm nước trà xanh đặc sau khi đánh răng 15 phút hoặc uống 2-3 ly trà xanh/ngày để giúp tiêu diệt sạch vi khuẩn, hạn chế mùi hôi miệng nhanh chóng.

Dùng chanh

Chanh tuy nhỏ nhưng lại là “khắc tinh” của vi khuẩn trong khoang miệng. Chanh có thành phần acid hữu cơ và vitamin C có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi rất hiệu quả.

Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch ít vỏ chanh tươi, cho vào miệng nhai kỹ, sau đó nuốt cả vỏ. Bạn sẽ cảm nhận được ngay sự thay đổi tỏa ra từ hơi thở ngay sau đó.

Dùng bạc hà

Mùi hương bạc hà luôn đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và sảng khoái. do đó, sử dụng lá bạc hà và tinh dầu bạc hà cũng là mẹo chữa hôi miệng tại nhà đã được nhiều người áp dụng thành công. cách trị hôi miệng đơn giản nhất là nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc dùng thường xuyên trong mỗi bữa ăn như rau thơm.

Dùng nước vo gạo

Trong nước gạo có chứa vitamin pp, giúp tẩy sạch chất bẩn đóng quanh răng và cải thiện cả tình trạng sâu răng. hàng ngày, hãy dùng nước vo gạo đặc để đánh răng và súc miệng 2 lần vào buổi sáng và tối, tình trạng sâu răng, hôi miệng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Dùng gừng

Gừng tươi là gia vị quen thuộc trong mọi gian bếp. chính vì thế, cách chữa hôi miệng bằng gừng vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho mọi người.

Gừng giúp loại bỏ hơi thở có mùi

Bạn hãy sử dụng gừng tươi cắt lát mỏng pha trà uống hoặc nhai kèm theo một lát chanh 2-3 lần/ ngày. đây là bí quyết giúp cho hơi thở được thơm tho và ngăn ngừa sâu răng rất hiệu quả.

Dùng mật ong

Một tác dụng ít ai ngờ đến của mật ong, đó là khắc phục hôi miệng nhờ vào thành phần kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong khoang miệng. đều đặn mỗi sáng và tối, bạn pha khoảng 20ml mật ong với 100ml nước ấm, sau đó thêm vài giọt chanh, súc miệng thật kỹ. kiên trì làm như vậy khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy mùi hôi miệng giảm bớt rõ rệt.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/suc-khoe/ly-do-nao-khien-ban-bi-hoi-mieng-38078.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/hoi-mieng-nguyen-nhan-va-cach-chua-don-gian/20201229085117729)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nha chu viêm là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên. Người bệnh có triệu chứng sưng đau răng lợi, chân răng bị sưng làm mủ, miệng hôi, bản thân răng cũng bị hủy hoại hoặc bị ăn mòn, đen xám, dễ mẻ vỡ tự nhiên làm cho lợi và răng không bám vào nhau làm lung lay nghiêng ngả. Kèm theo người bệnh có thể đau lưng, mỏi gối, di, mộng tinh...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Hôi miệng có nghĩa là hơi thở bạn có mùi khó chịu làm người khác chú ý khi bạn nói hay thở ra
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY