Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Hồi sinh nhờ… da của người khác

Nhiều bệnh nhân bị phỏng nặng đã được cứu sống sau khi phẫu thuật ghép da.

“Chỉ cần con được sống...”

Đó là câu nói của ông Quãng Trọng Công (67 tuổi, ngụ ở Bình Dương) bỗng nhiên bị bỏ ngỏ vì nỗi đau đớn sau phẫu thuật cắt da khiến ông phải nhăn nhó, dứt lời. Người cha có mái tóc hoa râm đã nở một nụ cười hạnh phúc khi nhìn về phía người con trai trẻ tuổi nằm cách mình một chiếc giường bệnh. Anh Quãng Trọng Trọng (40 tuổi), nằm yếu ớt trên giường bệnh, 2 tay và 2 chân đang được băng kín, phần ngực có nhiều vết thương đang liền miệng, lên da non. Trước đó, sự sống của anh đã suýt bị “bà hỏa” đoạt mạng.

Bà nguyễn thị liên (64 tuổi) vừa ngớt tay chăm con là anh trọng đã nhanh chân chạy đến bên chồng. bà liên kể, anh trọng làm nghề lái xe tải. ngày 10/9, trong lúc đổ xăng vào bình, vì không cẩn thận nên bén lửa, bị bỏng nặng toàn thân. sau khi ngọn lửa dập tắt, anh được đưa vào bệnh viện tuyến dưới rồi chuyển viện đến bv chợ rẫy (tp.hcm)với hy vọng mong manh. tại khoa phỏng - tạo hình, anh được chẩn đoán phỏng lửa xăng 87% độ 2, độ 3 toàn thân, 63% độ sâu. các bác sĩ đã tích cực hồi sức bù dịch điện giải, nâng đỡ tổng trạng, cắt lọc vết thương, nhưng tính mạng của người bệnh trong lúc này rất mong manh do không đủ da để ghép che phủ vết thương sớm. còn nước còn tát, ông công liền gạt nước mắt, quyết định hiến da để cứu con.

Ts.bs ngô đức hiệp - trưởng khoa phỏng - tạo hình, bv chợ rẫy cho biết: bệnh nhân bị phỏng 87% toàn thân, khoảng 63% độ sâu, tổn thương như vậy là rất lớn, để cứu sống được bệnh nhân là quá trình rất khó khăn. các bác sĩ đã có điều trị tích cực từ đầu tuy nhiên tình trạng mất da quá lớn nên việc tìm kiếm vật liệu thay thế rất khó. may mắn là cha của bệnh nhân đã 2 lần hiến da cho con. sau ghép, da bám dính khá tốt, giúp bệnh nhân qua được cơn nguy kịch. nếu không có sự hy sinh từ gia đình dành cho bệnh nhân thì có thể đến nay công tác cứu chữa đã thất bại.

Hồi sinh nhờ… da của người khácÔng Quãng Trọng Công 2 lần hiến da để cứu con trai qua cơn nguy kịch. Ảnh: Hoài Thương

BS Hiệp chia sẻ: Ông Quãng Trọng Công đã lớn tuổi, ở lần hiến da thứ nhất, các bác sĩ đã rất đắn đo khi lấy da tuy nhiên đánh giá trong khả năng an toàn và không có lựa chọn khác. Sau đó 1 tuần, bệnh nhân rất cần được tiếp tục ghép da nhưng người cha vẫn còn đau, bác sĩ đã quyết định dùng một số vật liệu che tạm để chờ thêm 1 tuần, lúc này người cha đã có thêm thời gian hồi phục. Lần phẫu thuật lấy và ghép da thứ 2 đã diễn ra thuận lợi, nâng dần hy vọng sống cho người bệnh.

Qua 2 lần hiến da để cứu con, hiện nay, vết thương lần 1 trên cơ thể của ông Công đã lành, vết thương lần 2 dù vẫn còn rất đau. Ông nói: “Chỉ cần con tôi được sống, con tôi khỏe thì tôi khỏe hơn nửa, sự tận tâm của các bác sĩ khiến chúng tôi rất xúc động. Đây là một nghĩa cử nhân văn không phải ai cũng có thể làm được…”.

Được sống nhờ da của... người dưng

Sau gần 2 tháng điều trị tại khoa phỏng - tạo hình, bv chợ rẫy, bệnh nhân lưu minh doan (nam, 17 tuổi) mới bắt đầu biết đến hy vọng sống. doan được chuyển viện đến bv chợ rẫy vào ngày 31/8, chẩn đoán phỏng lửa xăng diện tích khoảng 76% độ 2ab, 3 (21% độ 3) toàn thân, phỏng hô hấp. để giành giật tính mạng của con từ trong tay của “tử thần”, mẹ của doan là chị nguyễn thị bích lài (35 tuổi)  đã trải qua 2 lần phẫu thuật lấy da để ghép cho con. nhờ da của mẹ, doan được cứu sống. doan hiểu rõ, dù sau khi hồi phục với những tổn thương, sẹo trên cơ thể, cuộc sống sẽ không ít chông chênh nhưng doan đã có niềm tin vào cuộc sống.

Tại khoa Phỏng - Tạo hình BV Chợ Rẫy, trong thời gian qua đã có nhiều bệnh nhân phỏng nặng được cứu sống nhờ ghép da. Hiến tặng một phần trên cơ thể của mình cho người khác là nghĩa cử nhân văn, không phải ai cũng có thể làm được, do đó hầu hết các trường hợp là người thân trong gia đình hiến da. Ấy vậy, anh Nguyễn Văn Lại (37 tuổi, quê Phú Yên) đã không một chút đắn đo khi hiến da của mình cho một người… không chung máu mủ, ruột rà.

Người được hiến da là anh Nguyễn Hữu Vinh (41 tuổi). Anh Vinh khó nhọc kể, xuất phát từ xích mích với một người bạn mà tai họa đã ập xuống gia đình anh. Cả gia đình 4 người (2 vợ chồng và 2 con) khi đang ngủ say thì bỗng nhiên bị khóa trái cửa, tạt xăng phóng hỏa. May mắn được hàng xóm dập lửa, cả gia đình anh thoát ch*t nhưng đều phỏng nặng, 2 người con được đưa vào BV Nhi đồng 2 để cấp cứu, anh Vinh và vợ được chuyển đến BV Chợ Rẫy. Chị Trần Thị Mỹ Linh (37 tuổi, vợ của anh Vinh) tình trạng nhẹ hơn, còn anh bị phỏng toàn thân, tính mạng khó giữ.

Anh Nguyễn Văn Lại ngồi trên giường bệnh, những vết thương sau khi lấy da ở vùng đùi đang dần khô lại. Anh kể: “Đang ở quê chăm đìa tôm thì nghe điện thoại reo, bên kia đầu dây là chị Linh vừa khóc vừa báo tin dữ, anh Vinh khó qua được nếu không được ghép da. Chị Linh nói thêm là bác sĩ thông báo phải ghép da, vận động anh chị em ruột trong nhà cũng như 2 bên dâu rể đến để xét nghiệm, cho da. Tôi không kịp nghĩ gì, bỏ cả công việc để vào hiến da cho anh Vinh”. Anh Lại cười, thêm lời: “Trước phẫu thuật, bác sĩ cũng tư vấn về đau đớn, ảnh hưởng đến công việc, thẩm mỹ nọ kia, nhưng cứu người là quan trọng, tôi vẫn quyết định cho da. Giờ thấy anh Vinh dần hồi phục, tôi mừng lắm…”.

Nằm khó nhọc trên giường bệnh ở ngay bên cạnh, anh vinh nghẹn ngào trong cái nắm tay an ủi động viên của anh lại: “dù không phải là anh em ruột thịt, nhưng tôi đã coi lại hơn cả em trai ruột của mình. hiện nay 2 cánh tay của tôi đã dần cử động được, 2 chân dù lành hơi chậm, nhưng tôi tin là sẽ hồi phục hoàn toàn. lại đã cứu tôi, hồi sinh cho tôi…”.

Hồi sinh nhờ… da của người khácAnh Nguyễn Văn Lại (ngồi) hiến da cứu sống anh Nguyễn Hữu Vinh (nằm trên giường bệnh) đã viết lên câu chuyện xúc động trong phòng bệnh. Ảnh: Hoài Thương

Cần chuyên môn của bác sĩ và sự hy sinh của thân nhân

Nguyên tắc điều trị phỏng nặng là bên cạnh các bước: Hồi sức bù dịch điện giải, nâng đỡ tổng trạng thì 2 vấn đề cần thiết là cắt lọc vết thương và che phủ vết thương sớm. Đối với bệnh nhân nặng, cắt lọc hoại tử tốt nhưng che phủ vết thương gặp khó khăn do bệnh nhân bị phỏng nặng mất da nhiều, vật liệu che phủ vết thương của bệnh nhân bằng chính da của bệnh nhân rất ít, trong khi đó các vật liệu sinh học, vật liệu nhân tạo có thể che phủ được, nhưng chất lượng không được tốt.

Những trường hợp phỏng từ 70-80% nếu không được hiến da thì khả năng được cứu sống rất thấp. gần đây đã có nhiều bệnh nhân bị phỏng nặng đã được cứu sống nhờ ghép da. để có được sự hồi sinh đó, bên cạnh khả năng chuyên môn của bác sĩ thì sự hy sinh từ thân nhân của bệnh nhân, nghĩa cử cao đẹp từ người khác đóng vai trò rất quan trọng.

BS Hiệp cho biết, để hiến da, người hiến phải trải qua một số xét nghiệm cơ bản, ngoài ra không mắc các bệnh lây nhiễm: viêm gan B, HIV. Do phải trải qua một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật, người hiến cũng phải chịu đau đớn, thời gian nằm viện kéo dài từ 15-20 ngày,từ sau 1-2 tháng mới có thể trở lại công việc như bình thường. Sau phẫu thuật, tại vị trí phẫu thuật lấy da sẽ để lại sẹo dù không ảnh hưởng đến chức năng vận động, nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Hoài Thương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoi-sinh-nho-da-cua-nguoi-khac-n182685.html)
Từ khóa: Chợ Rẫybỏng

Chủ đề liên quan:

bỏng chợ rẫy hồi sinh

Tin cùng nội dung

  • Khi bị bỏng cần phải sơ cứu nhanh chóng và khẩn trương, tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Nhiều đứa trẻ đã trở thành nạn nhân của cách chữa bỏng kiểu dân gian như đổ mực, đổ nước mắm, xát muối để lại hậu quả nặng nề hơn.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Vào dịp cuối năm, bệnh nhi bị bỏng lại tăng lên do người lớn bận rộn chuẩn bị đón Tết nên lơ là việc trông nom trẻ.
  • Chào Mangyte, Tôi là nhân viên văn phòng, gần đây hay bị đau nửa đầu, muốn đi khám bệnh thử xem sao. Tôi muốn đến BV Chợ Rẫy nhưng thấy khám bảo hiểm đông quá, muốn khám dịch vụ cho nhahh. Nhờ Mangyte hướng dẫn tôi nên khám khoa nào, làm sao để đỡ tốn thời gian nhất? Tôi xin cảm ơn! (Minh Phát – Đồng Nai)
  • Tôi ở Ninh Thuận, hè này đưa các cháu đi Sài Gòn chơi, nhân tiện muốn đến BV Chợ Rẫy khám bệnh đau vai gáy. Xem trên Mangyte thì thấy triệu chứng của tôi giống bệnh đó lắm. Nghe nói BV Chợ Rẫy có dịch vụ hẹn giờ qua điện thoại để đỡ phải chen chúc, nhờ Mangyte hướng dẫn tôi với! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Hiếu Minh - Ninh Thuận)
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY