Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hồi sức lưu động giành giật sự sống cho bé bị sốc phản vệ ở Ninh Bình

Nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình, chỉ sau 1 giờ đồng hồ, nhóm bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã kịp thời có mặt cứu sống thành công một bệnh nhi nguy kịch vì sốc phản vệ.
Trong quá trình điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình, ngày 9/10, bé gái N.T.L. (3 tháng tuổi) có hiện tượng sốc phản vệ dẫn đến tím tái, trụy tim mạch. Tuy đã được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình cấp cứu theo phác đồ điều trị sốc phản vệ, hỗ trợ thở máy nhưng tình trạng của bé không tiến triển. Trước tình hình đó, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình quyết định nhờ đến sự hỗ trợ của Bệnh viện Nhi Trung ương. Cuộc hội chẩn nhanh chóng qua điện thoại giữa lãnh đạo hai bệnh viện đi đến quyết định cử bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu xuống tận nơi cấp cứu cháu bé.

Nhớ lại khoảnh khắc “thần tốc” để giành giật sự sống">giành giật sự sống cho bệnh nhi, bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng- khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ “Quãng đường từ Hà Nội đến Ninh Bình chưa đầy 1 giờ đồng hồ nhưng tâm trạng của tôi như ngồi trên đống lửa, càng khẩn trương thì cơ hội cứu sống cháu bé càng lớn”.

Tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng nặng: mạch rất nhanh (220-230 nhịp/pH), không đo được huyết áp, da tái, chân tay lạnh, tiểu tiện ít, tình trạng thiếu dịch, ngay lập tức, bác sĩ Dũng đã khẩn trương bù dịch với tốc độ cao (100ml/ kg/giờ) kèm nhiều Thu*c vận mạch để xử lý tình trạng sốc của cháu bé. Trong hơn 1 giờ, sau hàng loạt các biện pháp can thiệp tích cực, huyết áp của bé L. đã ổn định trở lại (78/45 mmHg). Tuy nhiên, tình trạng sốc của bé chưa có dấu hiệu hồi phục nên các bác sĩ phải chỉ định lọc máu cấp cứu. Lúc này, tính mạng bệnh nhi “ngàn cân treo sợi tóc”, cộng với sự thiếu thốn trang thiết bị ở bệnh viện tuyến dưới khiến các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đứng trước hai lựa chọn khó khăn: nếu chuyển bé lên bệnh viện tuyến trên thì bệnh nhân với tình trạng huyết động không ổn định sẽ đối mặt với nguy cơ Tu vong ngay trên đường cấp cứu, nếu để cháu ở lại thì không đủ điều kiện lọc máu liên tục.

Trước tình hình đó, PGS. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung uơng cùng với TS. Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi TW ngay lập tức đã chỉ đạo thành lập một nhóm gồm có 1 điều dưỡng viên, 1 kỹ sư phụ trách kỹ thuật cùng hệ thống máy lọc máu và trang thiết bị dụng cụ đi kèm đến tận nơi hỗ trợ đồng nghiệp tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình.

Vào 21 giờ tối cùng ngày, cháu bé được các bác sĩ tiến hành lọc máu ngay tại giường. Hơn 6 tiếng sau, các chỉ số về chức năng sống của bé đã cải thiện đáng kể: Mạch giảm dần, huyết áp ổn định, chân tay ấm hơn, giảm được liều Thu*c vận mạch, tiểu tiện tốt và sau 36 giờ được chỉ định dừng lọc máu, rút nội khí quản. Các bác sĩ tiếp tục theo dõi cháu bé tích cực trong vòng 48 giờ. Hiện tại, trẻ tỉnh táo, tự thở, ăn tốt, không sốt và được các bác sĩ tại bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình tiếp tục chăm sóc.

PGS.TS. Trần Minh Điển cho biết, những cuộc hội chẩn khẩn cấp qua điện thoại và xuống trực tiếp điều trị cho các bệnh nhi nguy kịch tại các bệnh viện các tuyến như trường hợp của cháu N.T.L. là một trong số các hoạt động thường quy của Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các đồng nghiệp tuyến dưới.“Chúng tôi hy vọng, với sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trung ương, các đồng nghiệp tại bệnh viện tuyến cơ sở sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm xử trí các ca bệnh nặng, nâng cao chất lượng điều trị ở cơ sở”– PGS Điển chia sẻ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoi-suc-luu-dong-gianh-giat-su-song-cho-be-bi-soc-phan-ve-o-ninh-binh-19471.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY