Kinh tế xã hội hôm nay

Hồi ức Sơn Lôi: 21 ngày đóng chốt cách ly, 20 ca sinh nở mẹ tròn con vuông, bác sĩ và những giây phút căng thẳng tột độ

Đêm cuối trước khi xã Sơn Lôi được dỡ lệnh cách ly, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế có những chia sẻ về cuộc sống nơi tâm dịch, những lo lắng của các y bác sĩ trong 21 ngày đóng chốt tại đây.

Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế và tổ bác sĩ tăng cường "nằm vùng" tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc 21 ngày. Sau 21 ngày thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa cách ly, không để xuất hiện thêm ca nhiễm COVID-19 mới, lúc 0h giờ ngày 4/3, xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) chính thức hết thời hạn cách ly, dỡ bỏ phong toả.

Người dân được trở về cuộc sống thường ngày. Các chuyên gia Y tế cũng được trở về nhà sau nhiều ngày căng mình chống dịch.

Đêm cuối trước khi xã Sơn Lôi được dỡ lệnh cách ly, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế có những chia sẻ về cuộc sống nơi tâm dịch, những lo lắng của các y bác sĩ trong 21 ngày "đóng chốt" tại đây.

Bài viết được Team Lá Chắn thực hiện và được đăng tải trên MXH Lotus thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả.

Dỡ chốt phong toả xã Sơn Lôi vào lúc 0h đêm 4/3. (Ảnh: Sơn Tùng/LĐO)

Chuyên gia, bác sĩ tự nấu ăn, trực 24/24h mỗi ngày

Ở đây, chúng tôi có 2 tổ công tác đặc biệt: Nhóm đầu tiên là tổ công tác của Bộ Y tế. Với nhóm này, UBND huyện bố trí ăn uống tại nhà ăn của huyện luôn, buổi trưa thì có một bác nấu ăn cho anh em. Anh em thỉnh thoảng cũng trực tiếp xuống bếp tham gia cùng các bác ấy.

Nhóm còn lại là tổ công tác tăng cường gồm các y bác sĩ ở Bệnh viện 109, Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương... anh em tự xuống bếp, tự phục vụ nấu ăn luôn tại trạm y tế hàng ngày.

Có cái bếp anh em tự nấu.

Đây là ảnh bác sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế và đồng nghiệp trong đoàn công tác "nằm vùng” tại huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), thời điểm bị cách ly.

Buổi tối, chúng tôi nghỉ tại trạm luôn, 2 buồng 1 buồng cho nam và 1 buồng cho nữ. Các bác sĩ luôn đảm bảo hàng ngày trực ở đây 24/24h.

Đây là một chuyến công tác rất dài, tôi thường đi công tác khoảng 1 tuần là đã về rồi (kể cả đi công tác nước ngoài). Trong 10 năm nay chưa bao giờ tôi đi lâu quá 3 tuần cả.

Hôm nay, ngày Sơn Lôi được dỡ lệnh phong tỏa, mấy anh em được gặp nhau, rất mừng. Mừng ở đây không phải chỉ là xa nhau lâu ngày gặp lại, mà mừng vì tổ công tác đã hoàn thành nhiệm vụ.

Thực sự, khi mới bắt đầu nhiệm vụ, chúng tôi không biết sẽ như thế nào. Nguy cơ cũng có, những gánh nặng công việc mình phải triển khai cũng có, rồi bất ngờ những tình huống phức tạp xảy ra... đều phải lường hết để phục vụ nhân dân, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tốt nhất. Ngoài ra, phải làm sao phát hiện sớm nhất các trường hợp nghi ngờ để tránh lây lan tiếp cho cộng đồng...

Cái mừng nhất là sau 3 tuần cách ly thì không phát hiện thêm ca nào nhiễm mới, mọi việc suôn sẻ. Bà con ở đây được chăm sóc sức khỏe tương đối đầy đủ, không có vấn đề gì xảy ra.

Ngày cha cô gái trở về từ Vũ Hán "DƯƠNG TÍNH": Ai cũng căng thẳng

Trong thời gian ở đây, anh em ở tổ công tác lo nhất là ngày xét nghiệm ông N.V.V., 50 tuổi (ngụ tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) - cha của bệnh nhân N.T.D., một trong 8 người từ Vũ Hán trở về DƯƠNG TÍNH với COVID-19.

Lúc đó, các kĩ thuật viên xét nghiệm cho biết, nồng độ virus trong mẫu xét nghiệm của ông V. rất cao. Nồng độ cao thì nguy cơ lây cho người khác cũng cao.

Tất cả chúng tôi ai cũng căng thẳng tột độ!

Ngày cha cô gái trở về từ Vũ Hán "DƯƠNG TÍNH": Ai cũng căng thẳng (Ảnh: KDRV)

Ông Vinh đã cách ly tập trung rồi, nhưng ông này lại cách ly cùng mấy người nữa... Nếu trường hợp này mà lây tiếp ra thì lại một loạt các trường hợp khác rất đáng lo ngại.

Chúng tôi lo lắng từng ngày. Cho tới khi nhận được thông tin xét nghiệm những người tiếp xúc gần với ông V. trong thời gian điều trị tập trung đó đều ÂM TÍNH, mới có thể thở phào. Bởi vì chỉ cần một bệnh nhân này lây cho khoảng vài trường hợp nữa dương tính thì tình hình sẽ lại càng phức tạp hơn nữa.

21 ngày, gần 20 ca sinh nở tại vùng cách ly

Tại Sơn Lôi, chúng tôi trang bị xe có đầy đủ các loại trang bị gồm: Máy chụp XQ di động, máy siêu âm, máy đo điện tim, máy xét nghiệm đường huyết nhanh, monitor theo dõi bệnh nhân...

Trong thời gian hơn 20 ngày vừa rồi, bác sĩ ở đây đã khám gần 500 bệnh nhân (mắc các bệnh thông thường), trung bình khoảng 20, 25 đến 30 người/ ngày.

Ngoài ra, có gần 100 lượt bệnh nhân được chuyển đi cấp cứu khám chữa ở Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên và các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, việc chuyển đi này không hề đơn giản, phải đảm bảo cách ly những người ở xã không tiếp xúc với bên ngoài. Bệnh nhân được chuyển bằng xe cứu thương có 2 ngăn, 1 ngăn lái xe và 1 ngăn riêng cho người bệnh.

Bác sĩ trực điều trị cho người dân Sơn Lôi.

Đặc biệt, trong thời gian vừa rồi có gần 20 ca sinh nở. Các bác sĩ đỡ đẻ ngay tại khu cách ly của bệnh viện. Chúng tôi bố trí bàn đẻ, lọc máu, trường hợp nào cần phẫu thuật chúng tôi cũng bố trí riêng một buồng mổ riêng cho bệnh nhân của xã Sơn Lôi.

Người chạy thận cũng được đảm bảo chạy thận, lọc máu ở buồng riêng, máy riêng.

Tại đây, chúng tôi đảm bảo rằng người dân trong vùng cách ly khi chữa các bệnh thông thường không phải tới khu vực chung, tránh nguy cơ lây lan Covid-19 (trong trường hợp người ta có nhiễm bệnh).

Đó là những việc làm hết sức kì công, nhưng mọi người dân đều rất yên tâm, tin tưởng vì các dịch vụ y tế đều được đảm bảo.

Xem thêm thông tin về dịch bệnh Covid-19 tại ĐÂY.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/hoi-uc-son-loi-21-ngay-dong-chot-cach-ly-20-ca-sinh-no-me-tron-con-vuong-bac-si-va-nhung-giay-phut-cang-thang-tot-do-20200305150338702.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY