Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hơn 17.000 y bác sĩ Italy mắc COVID-19, chủ yếu là phụ nữ

GiadinNet - Đến 8h00 sáng nay 20/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới có hơn 2,4 triệu người nhiễm, hơn 165.000 người Tu vong. Mỹ và Tây Ban Nha tiếp tục là hai quốc gia có số người nhiễm COVID-19 cao nhất. Italy ghi nhận con số đáng buồn với hơn 17.000 nhân viên y tế nhiễm bệnh, 2/3 trong số họ là nữ giới.

Thế giới nhiều xu thế trái chiều trong việc giãn cách xã hội

Tính tới 8h00 sáng 20/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận thêm 75.469 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 4.957 ca Tu vong mới. Tổng số ca mắc bệnh COVID-19 trên toàn cầu là 2.407.294 người, 165.049 ca Tu vong. Dịch bệnh có mặt tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xu thế chung là số ca Tu vong tại hầu hết các nước bắt đầu có dấu hiệu chững lại và đảo chiều đi xuống, trong khi nhiều nước bắt đầu xem xét nới lỏng phong tỏa và các biện pháp giãn cách xã hội.

Trong vòng 24h qua, Mỹ ghi nhận thêm 25.551 người nhiễm, 1.534 ca Tu vong. Tổng số ca nhiễm và Tu vong nước này hiện là 764.303 và 40.548.

Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân mắc COVID-19 ra nhà xác dã chiến bên ngoài một bệnh viện ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giới chức New York ngày 19/4 tiếp tục kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump hỗ trợ để tiểu bang này tiến hành xét nghiệm trên diện rộng virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và mở cửa hoạt động kinh tế, mặc dù số ca Tu vong tại đây trong 24h qua tiếp tục giảm và tỷ lệ lây lan cũng giảm.

Số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 tại châu Âu đã vượt quá 1.000.000, song châu lục này tiếp tục xu thế "hạ nhiệt" căng thẳng dịch bệnh.

Nhân viên y tế Italy mệt mỏi sau nhiều ngày làm việc liên tục trên tuyến đầu chống dịch COVID-19. (Nguồn: NBC)

Con số trên chiếm khoảng 10% trong tổng số ca mắc COVID-19 được xác nhận chính thức tại Italy tính đến thời điểm hiện tại. Phần lớn nhân viên y tế bị nhiễm bệnh là những người làm việc ở tuyến đầu chống dịch tại khu vực phía Bắc Italy.

Kể từ khi bùng phát hồi cuối tháng 2, dịch COVID-19 đã gây sức ép lớn lên hệ thống y tế của Italy. Các bệnh viện đều rơi vào tình trạng thiếu nghiêm trọng trang thiết bị y tế và đồ bảo hộ, khiến đội ngũ y tế đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm cao.

Tại Pháp, Thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh rằng nước này vẫn đang đương đầu với cuộc khủng hoảng y tế tàn khốc. Đây không phải là đại dịch đầu tiên mà Pháp đã trải qua, song dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có quy mô chưa từng được biết đến trong lịch sử hiện đại.

Đến sáng nay, Pháp ghi nhận 152.894 người nhiễm (tăng 1.101) và 19.718 trường hợp Tu vong liên quan đến COVID-19, bao gồm 12.069 ca tại bệnh viện ( tăng 227) và 7.649 tại các và cơ sở y tế xã hội khác. Hiện 30.610 người đang nằm viện ( giảm 29), trong đó 5.744 trường hợp nghiêm trọng được chăm sóc đặc biệt, giảm 89 bệnh nhân so với hôm trước và tiếp tục đà giảm từ 11 ngày nay.

Tại Anh, đến sáng nay vẫn ghi nhận số ca nhiễm và Tu vong tăng cao, thêm 5.850 số ca nhiễm mới và 596 người Tu vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và Tu vong lên 120.067 và 16.060.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở London, Anh ngày 1/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Đức, số ca mắc COVID-19 tăng thêm gần 2.018 người lên thành 145.742 người, trong khi số người Tu vong trong ngày là 104 người, nâng tổng số ca Tu vong tới ngày 20/4 tại Đức lên 4.642 ca. Số ca đã được chữa khỏi hiện là 84.500 người. Tuy tỷ lệ lây nhiễm tăng trở lại sau 2 ngày qua, song vẫn ở mức thấp. Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), tỷ lệ lây nhiễm cho người khác ở Đức hiện chỉ là 0,8%.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/4 tuyên bố chính quyền hoàn toàn kiểm soát đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tổng thống Putin đánh giá: "Tất cả chính quyền các cấp làm việc nhịp nhàng, có tổ chức và có trách nhiệm. Tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát".

Ông Putin cũng cho rằng tất cả các hạn chế do chính quyền áp đặt để chống lại sự lây lan của virus SARS-COV-2 là cần thiết. Theo ông, dựa trên phân tích kinh nghiệm của các nước khác, Nga đang đi trước trong cuộc chiến này.

Lực lượng an ninh Nga tuần tra trên Quảng trường Đỏ ở Moskva trong thời gian lệnh hạn chế đi lại được áp đặt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trung tâm ứng phó khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 của Nga thông báo 6.060 ca nhiễm mới - mức cao kỷ lục trong 24 giờ ở nước này, nâng tổng số ca lên 42.853 người. Có thêm 48 người Tu vong, đưa số ca Tu vong tại đây lên 361 người.

Tổng thống Nga nhấn mạnh hiện nước này có mọi cơ sở cần thiết để chống lại đại dịch như một nền kinh tế mạnh, tiềm năng khoa học, vật liệu cần thiết và cơ sở chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực y tế.

Các nước Đông Nam Á dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

Tính tới sáng ngày 20/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 28.250 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.223 trường hợp mới mắc bệnh.

Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến 1.144 người dân ở khu vực này thiệt mạng, tăng 60 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 7.584 trường hợp.

Trong vòng 24h qua, Singapore tiếp tục có số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất khu vực trong ngày thứ 6 liên tiếp (596 người), qua đó trở thành nước thành viên ASEAN có nhiều ca COVID-19 nhất 6.588 người. Trong khi Indonesia tiếp tục là nước có số ca Tu vong trong ngày nhiều nhất với 47 ca mới, đồng thời cũng dẫn đầu khu vực về tổng số người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 (582 người).

Trong số các nước ASEAN, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand là "Top 5" nước chứng kiến tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn hẳn nhóm 6 nước còn lại gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei và Timor Leste.

Những chú tiểu tại Thái Lan đeo khẩu trang và mặt nạ nhựa phòng sự lây lan của virus. (Nguồn: AP)

Liên Hợp Quốc kêu gọi toàn thể người dân trên toàn thế giới đoàn kết

Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi toàn thể người dân trên toàn thế giới cần đoàn kết để chống lại kẻ thù chung là virus SARS-CoV-2 đồng thời xây dựng một thế giới công bằng hơn.

Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh cũng hối thúc cộng đồng quốc tế hòa chung nỗ lực kêu gọi một lệnh ngừng bắn trên toàn cầu nhằm tập trung đối phó với kẻ thù chung là virus SARS-CoV-2. Ông đồng thời bày tỏ sự cảm ơn tới cộng đồng quốc tế vì đã hỗ trợ WHO và các tổ chức nhân đạo khác.

Thông điệp này được gửi đến chương trình ca nhạc trực tuyến "Một thế giới: Cùng nhau ở nhà" nhằm gây quỹ chống COVID-19 do Tổ chức tư vấn quốc tế Global Citizen và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp thực hiện. Buổi livestream ca nhạc "Một thế giới: Cùng nhau ở nhà" diễn ra tối 18/4 với sự tham gia của gần 100 ca sĩ nổi tiếng thế giới như Lady Gaga, Taylor Swift, Celine Dion, John Legend, Elton John....

H.Anh (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/hon-17000-y-bac-si-italy-mac-covid-19-chu-yeu-la-phu-nu-20200419231809587.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY