Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hơn 4% người Việt bị bệnh hen

4,1% dân số Việt Nam bị bệnh hen, trong đó 60% người bệnh không kiểm soát được phải vào viện cấp cứu khi lên cơn cấp.

"Bệnh hen chưa được quản lý tốt ở Việt Nam", Phó giáo sư Lê Thị Tuyết Lan, Phó chủ tịch Hội hô hấp Việt Nan nhìn nhận tại lễ khởi động chương trình "Bạn kiểm soát hen hay hen kiểm soát bạn", ngày 23/1.

Hen là bệnh viêm đường thở mạn tính, gây co thắt phế quản và cản trở sự lưu thông khí. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí dẫn đến các vấn đề hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Bệnh nhân hen hầu hết phát hiện muộn khi đã nặng, hoặc đến viện khám vì lên cơn cấp. Đa số người bệnh khi ra viện không được theo dõi, điều trị duy trì, đến khi có đợt cấp tiếp theo lại nhập viện. Người bệnh hiểu về bệnh còn hạn chế, không được tiếp cận dịch vụ y tế.

"36% bệnh nhân hen tự đánh giá kiểm soát tốt bệnh, song thực tế con số này chỉ có 9%. Số còn lại không kiểm soát hoặc kiểm soát kém", bà Lan nói.

Một bệnh nhân khám hô hấp tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lê Nga.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết nỗ lực kiểm soát hen tại Việt Nam có nhiều rào cản. Đặc biệt là tình trạng phụ thuộc quá mức vào liệu pháp cắt cơn (bình xịt giãn phế quản tác dụng ngắn).

Các phương pháp điều trị bệnh hen nhằm làm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh. Thu*c điều trị bao gồm kháng viêm đường thở (Thu*c kiểm soát), giãn phế quản (Thu*c cắt cơn), Thu*c hít kết hợp... song, tình trạng lạm dụng Thu*c giãn phế quản làm tăng nguy cơ Tu vong do hen.

Theo khảo sát năm 2020 tại 14 tỉnh, thành phố, hơn 336 bệnh nhân hen trên 18 tuổi, cho thấy 68% người đã mua từ 3 bình Thu*c cắt cơn trở lên. Thu*c giúp bệnh nhân tạm thời giảm triệu chứng hen, nhưng sử dụng Thu*c này trong thời gian dài sẽ làm giảm sự bảo vệ của phế quản, tăng phản ứng quá mức của đường thở dẫn đến nguy cơ đợt cấp.

"Sử dụng 3 bình Thu*c cắt cơn trong một năm có thể tăng gấp 2 lần nguy cơ nhập viện", bà Lan nói.

Chi phí điều trị trong một lần đợt cấp hen, nhẹ là một triệu, nặng lên đến 21 triệu, chưa kể các chi phí khác như thiết bị, vật tự y tế trong bệnh viện, các xét nghiệm theo dõi, hỗ trợ dinh dương, tái khám... Bệnh nhân hen điều trị ở giai đoạn ổn định sẽ giảm được 90% chi phí.

Ông khuê cho biết quản lý tốt bệnh hen là một trong những ưu tiên của ngành y tế. năm 2020, bộ y tế đã ban hành hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán, điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, cảnh báo việc sử dụng quá mức Thu*c cắt cơn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện dẫn đến Tu vong.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hon-4-nguoi-viet-bi-benh-hen-4225407.html)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi bị hen đã lâu, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu tái phát, nhất là khi cháu mệt và khi giao mùa.
  • Con của chị gái tôi 5 tuổi, bị bệnh hen. Những ngày trở trời, cháu thường lên cơn hen nặng, rất khó thở.
  • Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhầy phế quản.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY