Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hồng xiêm, cây Thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét

Hồng xiêm hay Xapôchê - Manilkara zapota (L.) P. van Royen (Achras zapota L). thuộc họ Hồng xiêm -Sapotaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn, nhánh thường mọc xéo; mủ trắng, vỏ xám nâu, lỗ bì tròn. Lá mọc gần nhau ở chót nhánh, không lông, nhiều gân phụ nhỏ, cách nhau cỡ 4 - 5mm. Hoa đơn độc, cuống 1- 2cm, có lông. Ba lá đài có lông nâu, 3 lá đài trắng. Tràng dính đến 1/2, gồm có 6 cánh hoa nhỏ và 6 cánh hoa phụ to, 6 nhị. Quả mọng, thịt có cát, màu sô cô la. Hạt 3 - 5, dẹp, vỏ dày bóng, màu đen.

Cây ra hoa, kết quả gần như quanh năm.

Bộ phận dùng

Vỏ, hạt và quả xanh - Cortex, Semen, et Fructus Manilkarae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở châu Mỹ (Mehico); được trồng khắp nước ta làm cây ăn quả.

Thành phần hóa học

Vỏ cây chứa tanin với hàm lượng cao, một saponin và một lượng nhỏ alcaloid kết tinh gọi là sapotin. Quả xanh chứa tanin (nhưng khi quả chín thì không còn), 2 - 3% dầu và acid cyanhydric. Hạt chứa chất nhựa dầu; vỏ hạt chứa 20% dầu béo; 1% saponin và 0,08% chất đắng sapotinin.

Tính vị, tác dụng

Quả Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng. Vỏ cây bổ và hạ nhiệt; trong vỏ cây có một chất tan trong nước có thể dùng trị lao; hạt lợi tiểu; dầu hạt có tác dụng hạ nhiệt lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu; mỗi lần ăn 3 -  4 quả. Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét (thay thế Canh ki na); quả xanh còn dùng giải độc khi đã uống Thuốc xổ mạnh. Thường dùng 15 - 20g vỏ quả xanh sắc uống. Hạt dùng làm Thuốc lợi tiểu, giảm sốt. Dùng 6 hạt đem nghiền thành bột, uống với rượu hay nước chín. Liều cao sẽ gây độc, làm khó đái.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/hong-xiem-cay-thuoc-tri-tao-bon/)

Tin cùng nội dung

  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY