Tin tức hôm nay

Tin tức

Hướng dẫn cách ly tại nhà với trường hợp F2 trở đi

Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế vừa có hướng dẫn cách ly y tế tại nhà 14 ngày đối với các trường hợp F2, F3, F4. Những người thuộc diện cách ly tại nhà phải triệt để tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn để phòng tránh lây lan bệnh COVID-19

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế bao gồm cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.

Cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú có thể được thực hiện tại bất kỳ nơi ở, nơi lưu trú nào như nhà riêng; căn hộ chung cư; nhà ở tập thể; phòng ký túc xá của trường học, khu công nghiệp, xí nghiệp; phòng nghỉ khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và các phòng lưu trú của các cơ quan, đơn vị.

Việc tuân thủ các quy định cách ly tại nhà, nơi lưu trú cũng như thực hiện tốt những yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân tại nơi cách ly không những giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh ra cộng đồng mà còn giữ an toàn cho những người thân trong gia đình và những người xung quanh.

Điều trước tiên là cần phải lựa chọn địa điểm phù hợp tại nơi ở, nơi lưu trú để làm phòng cách ly. Tốt nhất là bố trí cho người được cách ly ở một phòng riêng, nên chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại.

Phun khử khuẩn các gia đình cách ly trên phố Trúc Bạch (Ảnh: Phong Sơn)

Trong trường hợp cách ly tại nhà cũng cần bố trí phòng riêng cho người được cách ly, nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét và xa khu sinh hoạt chung.

Phòng cho người cách ly cần đảm bảo thông thoáng khí, hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ và các đồ đạc vật dụng trong phòng, có nhà vệ sinh với đủ xà phòng rửa tay và nước sạch. Trong phòng đặt thùng đựng rác có nắp đậy và được đem đi đổ hàng ngày.

Phòng ở của người được cách ly và khu vực sinh hoạt chung tại nơi ở, nơi lưu trú cần phải được làm vệ sinh khử trùng hàng ngày.

Có thể dùng các các chất tẩy rửa thông thường, các dung dịch khử khuẩn chứa 0,05% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 10 phút) hoặc 0,1% Clo hoạt tính (đảm bảo thời gian tiếp xúc trên bề mặt là 01 phút) hoặc có chứa ít nhất 60% cồn.

Dùng giẻ hoặc khăn lau bằng nước sạch trước, sau đó lau bằng chất tẩy rửa hoặc dung dịch khử khuẩn theo nguyên tắc lau từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ, từ trên xuống dưới.

Các bề mặt cần lau bao gồm:

​- Nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật tại khu vực công cộng (sảnh chờ, khu vui chơi, khu thể dục thể thao…), khu vệ sinh chung, cầu thang bộ, thang máy (nếu có). Đối với các khu vực này cần tiến hành lau khử trùng ít nhất 01 lần/ngày.

- Tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can; nút bấm, cabin thang máy: Cần được lau khử trùng ít nhất 02 lần/ngày.

Lưu ý người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa. Tổ chức thu gom rác thải và xử lý hàng ngày.

Bên cạnh vệ sinh khử khuẩn và vệ sinh môi trường, người được cách ly cần phải hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác. Tuyệt đối không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.

Đồng thời, người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:

- Thường xuyên đeo khẩu trang. Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.

- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt… với người khác. Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch COVID-19.

Tr.Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Bo-Y-te-huong-dan-cach-ly-tai-nha-voi-truong-hop-F2-F3-F4-585617/)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY