Sức khỏe hôm nay

Hướng dẫn mẹ cho thai nhi nghe nhạc đúng cách

Nghe nhạc giúp thai nhi phát triển toàn diện về trí tuệ và khả năng của bé. Nhưng nếu mẹ cho thai nhi nghe nhạc sai cách sẽ vô tình làm hại bé yêu của mình.

Lợi ích kì diệu của âm nhạc đối với thai nhi

Nếu mẹ nghe nhạc trong tâm trạng thoải mái thì não mẹ sẽ tiết ra Endorphins hòa vào máu, chảy qua nhau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi kích thích não bộ thai nhi phát triển.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thai nhi có thể nhận biết và phản ứng với các âm thanh bên ngoài. Đồng thời những giai điệu âm nhạc mang lại các lợi ích tuyệt vời cho bé con của bạn. Trong số đó, đáng kể đến như:

- Giúp thai nhi khỏe mạnh hơn

- Bé lớn lên có kỹ năng ngôn ngữ tốt

- Cải thiện mô hình giấc ngủ của trẻ ngay cả sau sinh

- Gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé

- Giảm căng thẳng cho mẹ bầu trong thai kì…

Thời điểm phù hợp để cho thai nhi nghe nhạc

Ở tuần thứ 16 trở đi, thai nhi đã có thể cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài, vì vậy đây chính là giai đoạn thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé nghe nhạc. Theo các nghiên cứu thì thai nhi sẽ ngủ khi mẹ làm việc và thức khi mẹ nghỉ ngơi vì vậy khi mẹ muốn nghỉ ngơi thì hãy cho thai nhi nghe nhạc, khi đó mẹ có thể thả lỏng, thư giãn thoải mái và đó là lúc bé yêu cũng cảm nhận được những giai điệu do âm nhạc mang lại.

Một gợi ý không tồi đó là mẹ có thể vừa nghe nhạc vừa đung đưa người theo điệu nhạc cũng đồng nghĩa với việc tạo thêm hứng khởi cho bé yêu.

Loại nhạc phù hợp với bé

Nhạc cổ điển là lựa chọn hàng đầu giúp kích thích tư duy não bộ của bé phát triển vượt trội và hóa giải những lo âu của phụ nữ khi mang thai.

Cùng với nhịp điệu du dương và tiết tấu mềm mại ở tần số 60-80 nhịp/ phút, những bản nhạc không lời của Bethoven, Mozart…khiến cả hai mẹ con dễ dàng tiếp nhận hơn khi có cùng tần số nhịp tim của con người.

Tuy vậy, nếu không “cảm” được dòng nhạc này, mẹ không cần gượng ép mà hãy chuyển qua những bản nhạc có giai điệu vui tươi hay những bản tình ca nhẹ nhàng.

Những dòng nhạc mạnh như Rap, Rock với câu từ lộn xộn kết hợp âm thanh thay đổi tông liên tục dễ khiến bé rơi vào tình trạng stress, chức năng não bộ thay đổi theo hướng tiêu cực và tính tình của bé dễ nóng nảy, không ổn định.

Bên cạnh đó, nếu mẹ cố gắng nghe những bản nhạc không thích và không cảm thụ được cũng gây ra sức ép lên thai nhi. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ và bé đã có mối liên kết chặt chẽ, những suy nghĩ và tình cảm của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Bởi vậy mẹ hãy lựa chọn loại nhạc phù hợp với bản thân mình, không cần gò ép theo khuôn khổ để cùng bé yêu cảm nhận vẻ đẹp của từng câu chữ trong câu hát.

Âm lượng nhạc phù hợp cho thai nhi

Bạn phải nhớ điều quan trọng này, tử cung là một nơi ồn ào, tiếng dạ dày, tiếng nhịp tim và cả nhịp điệu khi thở của bạn. Giọng nói của bạn được khuếch đại do sự rung động và dẫn âm thanh qua xương trong cơ thể bạn.

Giọng nói của mẹ sẽ dẫn truyền thông qua chính cơ thể người mẹ. Bạn không nên nói, hát hoặc đọc to, giọng nói của bạn có thể bị rung và ảnh hưởng không tốt đến thanh quản của bạn.

Trong khi mang thai, bạn nên ở những nơi có tần số âm thanh từ 50 – 60 dB hoặc một cuộc trò chuyện bình thường. Nếu muốn cho bé nghe nhạc, bạn cần thực hiện đúng cách: khi đeo tai nghe vào bụng, bạn mở âm lượng như thì thầm thôi nhé, còn mở loa ngoài, cũng với âm lượng vừa đủ nghe. Khi mẹ bầu muốn nghe nhạc lâu hơn một chút, hãy duy trì âm thanh ở mức thấp hơn 50 dB. Việc bà bầu nghe nhạc đúng cách sẽ giúp con yêu phát triển tâm sinh lý tốt.

Bạn nên tránh các buổi hòa nhạc lớn thường xuyên trong khi bạn đang mang thai hoặc xem phim ở một rạp chiếu lớn. Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn con yêu sẽ bị giật mình hoặc gặp phải tổn thương về thính giác hay não bộ.

Việc bạn hát, khiêu vũ và thưởng thức âm nhạc với cường độ nhỏ trong khi mang thai sẽ làm cho em bé trong bụng rất thích thú. Nghiên cứu cho thấy rằng thai nhi có phản ứng với tiếng nói của mẹ đồng thời trẻ sơ sinh cũng cực kì yêu thích tiếng nói nhẹ nhàng ấy.

Để bạn dễ ước lượng được dB, dưới đây là một số thông số âm lượng của những âm thanh trong gia đình thường gặp:

  • 50 – 75 dB: máy giặt
  • 55 – 70 dB: máy rửa chén
  • 60 – 85 dB: máy hút bụi
  • 60 – 95 dB: máy sấy tóc
  • 65 – 80 dB: đồng hồ báo thức
  • 75 – 85 dB: tiếng gạt nước bồn cầu
  • 80 dB: tiếng reo điện thoại.

Cách để thai nhi nghe nhạc một cách tốt nhất

Mẹ nên phát nhạc cho bé trên loa âm thanh nổi thay vì sử dụng tai nghe trên vùng mang thai của người mẹ. Các bà mẹ thường nghĩ nên đeo tai nghe hoặc áp tai nghe vào bụng sẽ giúp thai nhi nghe rõ hơn. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe trên bụng mang thai là không cần thiết. Trên thực tế, nó có thể làm cho âm nhạc quá to đối với em bé. Thay vào đó, chơi nhạc trong không gian nhà bạn sẽ giúp âm thanh lọc vào tử cung, thai nhi cảm thụ giai điệu tốt hơn.

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/huong-dan-me-cho-thai-nhi-nghe-nhac-dung-cach-28511/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY