Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hướng dẫn rõ việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

(MangYTe) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 95/2013 và Nghị định 88/2015, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95) quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-4, trong đó có nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động tăng mức phạt rất cao so với những quy định cũ.

Đáng chú ý là nghị định này có những quy định rất mới về xử lý hành vi của doanh nghiệp, người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 21: “Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám”.

Việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012 cũng có những điều khoản quy định cụ thể về việc người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động.

Đối với người lao động gián tiếp (làm việc ở văn phòng) một năm khám sức khỏe ít nhất một lần; còn đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm ít nhất 6 tháng phải tổ chức khám sức khỏe một lần.

Thực tế cho thấy, dù luật pháp đã có những quy định cụ thể, nhưng có rất nhiều doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Lý do chính là, họ không muốn tốn kém các khoản chi phí khi phải bỏ tiền ra để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Bản thân người lao động, nhất là công nhân, người làm các công việc mang tính chất đặc thù, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, rất cần được khám sức khỏe định kỳ hàng năm nhằm kịp thời phát hiện ra bệnh tật hoặc bệnh nghề nghiệp để có thể nhanh chóng chữa trị. Lợi ích của việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ đã thấy rõ.

Do vậy, có thể nói, rất ít khi bản thân người lao động lại từ chối hoặc từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình khi được đi khám sức khỏe định kỳ, trừ khi doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động không tổ chức hoặc trừ những lý do bất khả kháng. Do đó, khi doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động nêu lý do “người lao động không muốn khám” cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể, chứ không thể nói chung chung.

Trong thực tế, khi áp dụng những quy định này vào cuộc sống, cũng như khi luật có hiệu lực thi hành, có thể cơ quan, doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở pháp luật để lấy lý do không tổ chức khám, hoặc tổ chức khám sức khỏe không đầy đủ cho người lao động; sau đó báo cáo là do người lao động không mong muốn khám sức khỏe định kỳ.

NGUYỄN ĐƯỚC

NGUYỄN ĐƯỚC

Mạng Y Tế
Nguồn: Sài gòn đầu tư (https://saigondautu.com.vn/suc-khoe/huong-dan-ro-viec-kham-suc-khoe-dinh-ky-cho-nguoi-lao-dong-77570.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY