Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hướng đến giải pháp quản trị bệnh lý không lây nhiễm hiệu quả

Các bệnh lý thuộc nhóm không lây nhiễm (NCDs) được xem là một trong những nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, đặt ra những thách thức với hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

 

Ngày 9/10/2020, pfizer upjohn hỗ trợ hội tim mạch học việt nam tổ chức “hội nghị khoa học bệnh không lây nhiễm” (ncds summit) tại hà nội. hội nghị được triển khai trên 2 địa điểm chính là hà nội và tp.hcm, kết nối trực tuyến với 3 hội thảo vệ tinh tại hải phòng, huế và cần thơ.

Với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, hội nghị bàn về vấn đề bệnh lý không lây nhiễm và các hướng tiếp cận giải pháp toàn diện, giúp nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ và cải thiện sức khỏe cho người bệnh tại việt nam.

Hướng đến giải pháp quản trị bệnh lý không lây nhiễm hiệu quả

Hội nghị có sự tham dự của 5 chủ tọa và điều phối viên, 8 báo cáo viên, cùng với khách mời là hơn 600 bác sĩ, dược sĩ trên cả nước trong lĩnh vực điều trị tim mạch, giảm đau, cơ xương khớp và sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, ứng dụng AtendeeHub trên điện thoại được xây dựng riêng cho Hội nghị sẽ giúp kết nối trực tuyến các bác sĩ ở những địa bàn khác nhau trên toàn quốc thông qua thiết bị cá nhân và giúp các khách mời thuận tiện trong việc theo dõi thông tin trước hội nghị.

Tại hội nghị, ts.bs nguyễn quốc thái, hội tim mạch học việt nam, cho biết: “theo số liệu thống kê năm 2016 của tổ chức y tế thế giới (who), thế giới ghi nhận 56,9 triệu ca Tu vong do các bệnh lý mãn tính không lây, chiếm tới 71% số ca Tu vong trên toàn cầu. trong đó, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây ch*t người hàng đầu, với 17,9 triệu ca, chiếm 44% số ca Tu vong thuộc nhóm bệnh lý không lây nhiễm.

Tới năm 2020, tỷ lệ Tu vong do bệnh lý không lây nhiễm sẽ lên tới 73%, bên cạnh các gánh nặng bệnh tật chiếm tới 60%. thông qua việc hợp tác với pfizer upjohn, chúng tôi hướng tới mục tiêu giảm bớt số ca bệnh không được chẩn đoán, điều trị và không thể kiểm soát trong cộng đồng, cũng như chuẩn hóa công tác chăm sóc y tế cho nhóm bệnh này.”

Ths.BS Văn Đức Hạnh, Viện Tim Mạch Việt Nam chia sẻ: “Như TS. Quốc Thái đã nhắc đến, số ca bệnh tim mạch chưa được chẩn đoán, điều trị và kiểm soát còn rất cao trong cộng đồng. Với chương trình đào tạo này, chúng tôi mong có thể giúp các bác sĩ tối ưu hóa điều trị, bao gồm sử dụng statin cường độ mạnh đúng phương pháp để làm giảm thiểu được các biến cố tim mạch.”

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/huong-den-giai-phap-quan-tri-benh-ly-khong-lay-nhiem-hieu-qua-682319.html)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
  • Tôi bị kiết lỵ đã mấy tuần nay, đau bụng, mót rặn và đi đại tiện phân có nhầy máu. Tôi đã dùng Thu*c uống nhưng không khỏi.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY