Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hút Thuốc lá làm lây truyền nguy cơ nhiễm COVID-19 trong cộng đồng

MangYTe- Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của Thuốc lá (Bộ Y tế) cho hay hút Thuốc lá làm lây truyền nguy cơ nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Ngày 21/5, chia sẻ với báo chí nhân Tuần lễ quốc gia không Thuốc lá (sẽ diễn ra từ 25 đến 31/5), PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của Thuốc lá (Bộ Y tế) cho hay, hút Thuốc lá làm lây truyền nguy cơ nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Ảnh minh hoạ

Cụ thể, hút Thuốc lá gây hại đến phổi, làm suy yếu chức năng phổi, làm giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng và ức chế miễn dịch. Những người hút Thuốc đặc biệt dễ bị viêm phổi do vi khuẩn và virus, bao gồm cả virus gây bệnh COVID-19. Hơn nữa, hút Thuốc làm tê liệt và thậm chí giết ch*t các nhung mao trong phổi. Khi không có các nhung mao này, người hút Thuốc đặc biệt nhạy cảm với COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới cũng lưu ý, hành động đưa ngón tay lên miệng khi hút Thuốc lá làm tăng nguy cơ lây truyền virus SARS-CoV-2 từ tay lên miệng. Việc sử dụng chung các dụng cụ dùng để hút Thuốc như: Thuốc lào, ống điếu, ống tẩu ở những người hút Thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng việc lan truyền virus trong cộng đồng.  

Vậy những người hút Thuốc có nhiều khả năng bị biến chứng nặng do COVID-19 không? Câu trả lời là có. Các dữ liệu đã cho thấy điều này.

Nghiên cứu dịch tễ học gần đây nhất, được công bố trên Tạp chí Y học New England vào tháng 2/2020, cho thấy so với những người không hút Thuốc, những người hút Thuốc có nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt, thở máy hoặc Tu vong cao gấp 2,4 lần khi bị nhiễm COVID-19.

Trong cùng nghiên cứu trên 1.099 người mắc COVID-19, gần 17% bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng nhất là những người đang hút Thuốc và chỉ hơn 5% là những người từng hút Thuốc trước đây. 

Tuần lễ quốc gia không Thuốc lá năm 2020 sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 31/5. Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn chủ đề Ngày thế giới không Thuốc lá (31/5) là "Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm Thuốc lá".

Theo điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố của nước ta vào năm 2019 cho thấy, tỷ lệ sử dụng Thuốc lá điếu thông thường ở học sinh Việt Nam có xu hướng giảm từ 4% xuống 3,6% nhưng tỷ lệ sử dụng Thuốc lá điện tử bắt đầu tăng lên 2,6%.

Thuốc lá điện tử, Thuốc lá làm nóng là các sản phẩm Thuốc lá mới, đang được quảng cáo là sản phẩm thay thế ít tác hại hơn so với Thuốc lá thông thường. Các sản phẩm mới này cho thêm các phụ gia có hại cho sức khoẻ rất khó kiểm soát, nhất là đối với thế hệ trẻ.

"Do đó, tại nước ta không nên cho phép thí điểm bất cứ loại Thuốc lá mới nào", bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của Thuốc lá nói.

WHO cũng khẳng định, các sản phẩm Thuốc lá đều độc hại dưới mọi hình thức và kêu gọi, các quốc gia cần có hành động kịp thời để giúp thế hệ trẻ không bị lừa dối bởi các quảng cáo gây nhầm lẫn rằng, có loại Thuốc lá ít gây hại cho sức khoẻ, xây dựng một thế hệ trẻ khoẻ mạnh.

T.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/hut-thuoc-la-lam-lay-truyen-nguy-co-nhiem-covid-19-trong-cong-dong-20200521172221971.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY