Loãng xương là một bệnh về xương xảy ra khi mật độ và khối lượng xương giảm, làm giảm sức mạnh của xương và tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới lớn tuổi.
Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới lớn tuổi. |
Nhiều người không biết mình mắc bệnh cho đến khi bị gãy xương và không được chẩn đoán sau khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Gãy xương thường xảy ra nhất ở hông, đốt sống, cột sống hoặc cổ tay, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Loãng xương xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên theo độ tuổi.
Có nhiều lý do khiến huyết áp cao ảnh hưởng đến bệnh loãng xương. Tiến sĩ Ragvind Barriga, chuyên gia về bệnh tim mạch và suy tim tiến triển tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học Bang Ohio cho biết: “Rất có thể huyết áp cao làm thay đổi lượng máu cung cấp đến xương và tủy xương, kích thích các chất trung gian gây viêm”.
Tiến sĩ Rigved Tadkar, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Providence Saint John's Health Center ở California cho biết: “Về mặt lý thuyết, chuột non có gánh nặng viêm nhiễm thấp hơn. Khi chúng tôi tăng mức angiotensin II của chúng, nó sẽ làm cho chúng phát triển huyết áp cao”.
“Có bằng chứng cho thấy tăng huyết áp là một trạng thái tiền viêm. Bởi vì những con chuột con trước đây không tiếp xúc với tình trạng viêm đáng kể, quá trình viêm cấp tính gây căng thẳng rất lớn lên xương, dẫn đến quá trình mất xương”.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhiều người không biết mình bị loãng xương, nhưng có những bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Duy trì hoạt động thể chất
- Tham gia các bài tập thể dục chịu trọng lượng thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ
- Uống rượu có chừng mực
- Không hút thuốc
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giàu canxi và vitamin D
- Dùng thuốc điều trị loãng xương nếu bác sĩ cho rằng cần thiết
Dùng thuốc điều trị loãng xương nếu bác sĩ cho rằng cần thiết |
Ngoài lượng đường trong máu và cholesterol, huyết áp là một trong những con số quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe trong tương lai. Mặc dù yếu tố di truyền khiến bạn bị huyết áp cao nằm ngoài tầm kiểm soát, tuy nhiên, một số thói quen lối sống nhất định, chẳng hạn như hút thuốc, chế độ ăn uống kém hoặc thiếu hoạt động thể chất là có thể thay đổi.
Nếu có mối liên hệ giữa huyết áp cao, tình trạng viêm nhiễm và mất sức mạnh của xương, thì mọi người không chỉ cần biết huyết áp của mình có cao hay không mà còn cần biết cách điều chỉnh các yếu tố lối sống để kiểm soát huyết áp cao và ngăn ngừa bệnh tật sau này.
Xem thêm: Quốc gia châu Phi báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên do virus Ebola kể từ đại dịch COVID-19
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: