12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Huyết áp cao dễ bị nhồi máu não, nhìn ngón tay nhiều hơn và phát hiện 2 điểm bất thường để đi khám kịp thời

Huyết áp cao cũng là “khách quen” trong số các căn bệnh của người cao tuổi. Một khi huyết áp tăng cao có nguy cơ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não và các bệnh khác. Những biến chứng này diễn ra âm thầm và xảy ra khi mọi người không kịp chuẩn bị nên còn được gọi là “sát thủ thầm lặng”.

Ngày nay, do ảnh hưởng của các yếu tố như chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi, lười vận động, ăn uống nhiều dầu mỡ nên bệnh huyết áp cao không chỉ là căn bệnh của riêng người cao tuổi mà số người trung niên và thanh niên mắc bệnh cao huyết áp cũng ngày càng gia tăng.

Làm thế nào để biết huyết áp có bình thường hay không?

Huyết áp tăng cao mặc dù sẽ không mang đến triệu chứng đau đớn rõ ràng nào cho cơ thể nhưng nếu có những biểu hiện dưới đây thì bạn cũng cần chú ý đến huyết áp.

Huyết áp cao cũng là “khách quen” trong số các căn bệnh của người cao tuổi.

Đôi khi nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và nói lắp. Cũng sẽ có cảm giác đau dữ dội ở ngực, hoặc cảm giác ngột ngạt có thể là động mạch chủ bị bóc tách. Trường hợp suy tim, nếu ho sẽ có đờm có bọt màu hồng.

Bàn tay và bàn chân cũng sẽ có cảm giác tê cứng, sẽ không thuyên giảm trong một thời gian. Chỉ cần làm một việc nhỏ là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực, thậm chí tâm trạng cũng trở nên tồi tệ, thường xuyên mất bình tĩnh.

Đặc biệt là những người hay thức khuya, béo phì, dễ xúc động, hút thuốc uống rượu, uống thuốc lặt vặt,… Người bị huyết áp cao mà không khắc phục kịp thời thì để huyết áp cao sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Cũng có những người cao tuổi, thể lực kém, sau khi bị huyết áp cao nên quan tâm hơn đến trị số huyết áp, thường đo huyết áp tại nhà để đề phòng tai biến đột ngột như nhồi máu não. Đây là căn bệnh sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của người cao tuổi.

Người bị huyết áp cao nếu phát hiện ra 2 dấu hiệu bất thường trên ngón tay, đây là tín hiệu nhồi máu não

1. Các ngón tay bị cứng, tê và khó chịu

Các ngón tay bình thường phải mềm, có máu và rất linh hoạt. Nếu bệnh nhân huyết áp cao thấy ngón tay trắng bệch và hơi cứng thì nên chú ý.

Các ngón tay nằm xa tim, nếu không được cấp đủ máu ngón tay sẽ chuyển sang màu trắng đục, đặc biệt là phần đầu ngón tay. Điều này có khả năng là do quá trình lưu thông máu của cơ thể bị tắc nghẽn, lúc này các mạch máu đến ngón tay sẽ bị chặn.

Nếu bệnh nhân huyết áp cao thấy ngón tay trắng bệch và hơi cứng thì nên chú ý.

2. Mạch máu ngón tay nổi bật bất thường

Huyết áp cao xảy ra khi thành mạch máu chịu nhiều áp lực, máu lưu thông không thông suốt, dễ xảy ra huyết khối. Điều này có thể khiến mạch máu ở ngón tay nổi bất thường.

Tóm lại, huyết áp cao là căn bệnh mà tất cả mọi người đều cần phải quan tâm. Một khi đã mắc phải thì không nên coi thường. Đặc biệt bệnh nhân huyết áp cao cao tuổi nên quan sát các ngón tay nhiều hơn để đề phòng nhồi máu não và ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Xem thêm: Ăn kiêng giảm cân nhưng lại bị gan nhiễm mỡ, 4 hiểu lầm này đang giết chết lá gan của bạn

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/huyet-ap-cao-de-bi-nhoi-mau-nao-nhin-ngon-tay-nhieu-hon-va-phat-hien-2-diem-bat-thuong-de-di-kham-kip-thoi-35522/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY