12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Huyết áp tăng vào ban đêm làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong ở người lớn mắc bệnh tiểu đường

Người lớn mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 có huyết áp tăng vào ban đêm có nguy cơ tử vong cao hơn gấp đôi so với những người có huyết áp giảm trong khi ngủ.

Đó là thông tin được công bố thông qua một nghiên cứu kéo dài 21 năm được trình bày ngày 27 tháng 9 vừa qua tại cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Huyết áp thường giảm trong khi ngủ. Nếu huyết áp tăng vào ban đêm so với mức ban ngày, hiện tượng này được gọi là "hiện tượng giảm huyết áp ngược". Các kiểu huyết áp bất thường này có liên quan đến việc tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và tử vong ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Huyết áp tăng vào ban đêm làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong ở người lớn mắc bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá vai trò của sự thay đổi nhịp tim trong nhóm nghiên cứu của họ. Sự thay đổi nhịp tim thấp có liên quan đến sức khỏe tồi tệ hơn đối với những người bị suy tim và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong dân số nói chung.

Tuy nhiên, các thông tin dài hạn về mối liên hệ giữa việc giảm sự biến đổi nhịp tim với tỷ lệ tử vong trong số những người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 vẫn còn hạn chế.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 349 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường ở Pisa, Ý, bắt đầu từ năm 1999. Một nửa số người tham gia là phụ nữ, và 284 người mắc bệnh tiểu đường type 2 trong khi 65 người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Trong số đó 82% bị tăng huyết áp và 73% trong tổng số bị tăng huyết áp không kiểm soát được mặc dù đã dùng thuốc hạ huyết áp. Có 136 trường hợp tử vong trong suốt 21 năm theo dõi, đến năm 2020. Tất cả đều được theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ.

Những người tham gia được phân loại là giảm huyết áp khi huyết áp giảm từ 10% trở lên vào ban đêm so với ban ngày. Những người không giảm huyết áp là những người có huyết áp vào ban đêm giảm ít hơn 10% so với ban ngày và những người giảm huyết áp ngược có huyết áp ban đêm tăng 0,1% hoặc cao hơn so với mức ban ngày.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra hơn một nửa số người tham gia có huyết áp không giảm vào ban đêm và 20% là giảm huyết áp ngược. Họ cũng nhận thấy, so với người giảm huyết áp, người giảm huyết áp ngược hay tăng huyết áp có tỷ lệ sống trung bình giảm 2,5 năm, và người không giảm huyết áp có tỷ lệ sống trung bình giảm 1,1 năm.

Những người tăng huyết áp vào ban đêm cho thấy nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng hơn gấp 2 lần so với những người giảm huyết áp và tăng 1,9 lần nguy cơ so với những người không giảm.

Cần tìm ra giải pháp giảm huyết áp bất thường ở người mắc bệnh tiểu đường.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nguy cơ tử vong giữa những người giảm huyết áp và không giảm huyết áp vào ban đêm.

Ngoài ra, những người tham gia chị bị tăng huyết áp vào ban đêm cho thấy khả năng sống sót giảm tương tự như những người bị huyết áp cao kéo dài trong 24 giờ, với thời gian sống sót trung bình giảm là 1,2 năm.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy 1/10 người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 có nguy cơ là bị tăng huyết áp vào ban đêm và tình trạng này có khả năng làm tăng hơn gấp đôi nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào trong thời gian 21 năm, bất kể việc kiểm soát huyết áp.

Do đó, điều quan trọng là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần thiết phải tìm kiếm các phương pháp giảm huyết áp bất thường ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2, nhất là vào ban đêm.

Xem thêm:

Ca sĩ Phi Nhung qua đời vì COVID-19, nguyên nhân nào khiến cô mắc căn bệnh này?

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/huyet-ap-tang-vao-ban-dem-lam-tang-gap-doi-nguy-co-tu-vong-o-nguoi-lon-mac-benh-tieu-duong-32210/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY