Viêm khớp là một căn bệnh khá phổ biến mà nhiều người dễ mắc phải, bệnh có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển hàng ngày. Có nhiều cách để điều trị viêm khớp, tuy nhiên nhiều người sợ những tác dụng phụ của tây y sẽ lựa chọn các bài thuốc nam được lưu truyền trong dân gian. Điển hình là cách chữa viêm khớp từ muối, giấm và cám gạo.
Triệu chứng của viêm khớp
Viêm khớp thường gây ra các cơn đau ở khớp khi di chuyển |
Khi bị nhiễm bệnh, đa số mọi người sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Các khớp bị đỏ, sưng tấy, khi bạn chạm vào sẽ thấy rất đau.
- Chân bị tê yếu, không thể đi lại dễ dàng, đồng thời gặp rất nhiều khó khăn khi phải leo cầu thang.
- Bạn sẽ thấy đầu gối thường phát ra âm thanh lạ như kiểu tiếng cành cây gãy khi di chuyển.
- Khi thức dậy vào buổi sáng, sẽ xuất hiện hiện tượng cứng khớp. Bạn phải ngồi massage, xoa bóp một lúc thì các khớp mới được thư giãn.
Cách chữa viêm khớp từ muối, giấm và cám gạo
Theo dân gian, cám gạo có tác dụng chống phù thũng, giảm tình trạng viêm nhiễm đồng thời ngăn ngừa các cơn đau do bệnh viêm khớp gây ra. Trong khi đó, muối có tách dụng làm tan lượng máu bầm tích tụ, còn giấm giúp làm mềm cũng như làm sạch vùng bị viêm nhiễm. Vì thế việc sử dụng đồng thời muối, giấm và cám gạo có thể điều trị những cơn đau do viêm khớp.
Cám gạo có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa các cơn đau |
Để điều trị bệnh viêm khớp bằng muối, giấm và cám gạo, bạn cần chuẩn bị:
- Muối bọt: 1 muỗng canh.
- Giấm (giấm nuôi hoặc giấm hoá học): 1 chén.
- Cám gạo (Vitamin B1): 1 chén nhỏ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Giấm và cám gạo, bạn trộn đều rồi cho hỗn hợp đó vào một cái nồi nhỏ, đặt nồi đó lên bếp và đun lửa nhỏ liu riu. Bạn cứ đun trên bếp cho đến khi thấy hỗn hợp bắt đầu chuyển sang dạng đặc.
Bước 2: Khi hỗn hợp chuyển sang dạng đặc và sền sệt thì bạn hãy cho muối bột vào. Bạn không nên cho muối vào quá sớm vì như vậy muối có thể bị bay hơi.
Bước 3: Tắt bếp và đợi cho hỗn hợp nguội bớt
Bước 4: Nặn hỗn hợp thành hình bánh tròn tùy theo kích thước chỗ cần đắp
Bước 5: Dùng từng bánh tròn đắp lên phần bị sưng viêm, sau đó dùng vải mỏng băng lại và để qua đêm.
Dùng hỗn hợp đắp quanh vùng khớp bị đau và để qua đêm |
Với trường hợp bị viêm khớp ở mức độ nhẹ thì bạn nên áp dụng cách này 1 lần/ ngày, còn nếu bệnh nặng hơn thì bạn nên đắp 3 lần/ ngày.
Phản ứng phụ có thể sẽ xảy ra khi vùng da xung quanh chỗ đắp bị ngứa hoặc nổi mụn đỏ nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì sau một thời gian, da của bạn sẽ quen dần và không bị kích ứng nữa.
Với việc kiên trì đắp thuốc điều trị bệnh viêm khớp gối bằng muối, giấm và cám gạo, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như sưng, đỏ ở đầu gối giảm dần, đồng thời những cơn đau cũng giảm đi rất nhiều.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp với ăn rau mồng tơi thật nhiều, giúp cho khớp có thêm chất nhờn, lá và ngọn nấu canh, luộc, hoặc xào. Gốc, thân mồng tơi luộc lấy nước uống. Một ngày khoảng từ nửa đến một ký rau mồng tơi trở lên trong vòng 10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.
Bên cạnh những phương pháp trị viêm khớp từ dân gian người bệnh nên tham khảo thêm những bài thuốc đông y trị viêm khớp để quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn.
Với những gì chúng tôi chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ biết để áp dụng cách chữa viêm khớp từ muối, giấm và cám gạo giúp cải thiện tình hình sức khỏe của mình. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh!
Khuyên Vũ
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: