12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Kết quả thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên chuột của Việt Nam ra sao?

Sau 10 ngày tiêm vắc xin dự tuyển phòng chống dịch Covid-19, theo các chuyên gia, đã có những thành công bước đầu tuy nhiên, để sản xuất ra vắc xin vẫn còn là một câu chuyện dài.

Thành công bước đầu thử nghiệm vắc xin dự tuyển trên chuột

Dịch Covid-19 bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019 và đã lây lan ra toàn cầu nhanh chóng và phức tạp. Hiện đã có tới gần 4 triệu người mắc và con số tử vong lên đến 258.846 trên toàn thế giới.

Đến nay, dịch Covid-19 vẫn chưa có thuốc điều trị, cả thế giới đang mong chờ vắc xin để có thể giảm bớt phần nào nỗi lo về đại dịch này.

Sau khi tiêm vắc xin dự tuyển 10 ngày, đàn chuột vẫn khỏe mạnh và hiện đang được tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn 1. Đây có thể xem là thành công bước đầu trong việc nghiên cứu vắc xin.

Việt Nam là một trong những nước đang trong quá trình tiến hành thử nghiệm vắc xin dự tuyển trên chuột. TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch VABIOTECH cho biết, chuột thí nghiệm đã được 10 ngày. Sau khi tiêm vắc xin dự tuyển, đàn chuột vẫn khỏe mạnh và hiện đang được tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn 1.

Chuột được tiêm vắc xin sẽ được đánh giá theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên có thể sau 14-15 ngày sẽ lấy máu lần đầu, sau đó khoảng 28 ngày lấy máu lần 2. Song song với đó là quá trình theo dõi chuột từng ngày để xem đáp ứng miễn dịch ra sao.

Dù đã có những thành công bước đầu nhưng ông Đạt cho rằng, sản xuất ra vắc xin khác hẳn với nghiên cứu. Trước khi sản xuất để tiêm sang người thì vắc xin đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và phải 8-9 tháng nữa công ty mới có được ứng viên vắc xin hoàn chỉnh để thử nghiệm trên động vật trước rồi sau đó mới sang người.

Trước đó, ngay từ cuối tháng 1 - thời diểm dịch bệnh đầu bùng phát rất mạnh ở Vũ Hán, VABIOTECH đã phối hợp với các nhà khoa học tại Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin Covid-19.

Nghiên cứu vắc xin Covid-19 này dự trên công nghệ Vector virus: là hệ thống được cài đặt một hoặc nhiều vùng gene mã hóa vùng kháng nguyên mong muốn. Khi tiêm chủng, kháng nguyên protein sẽ được biểu hiện tương tác với vật chủ để tạo ra đáp ứng miễn dịch phòng tác nhân đích gây bệnh.

Bệnh nhân phi công Anh nhiễm Covid-19 tiên lượng rất nặng

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 91 là phi công người Anh (ngụ tại quận 2, 43 tuổi, là phi công Hãng hàng không Vietnam Airlines) hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM và đang phải thở máy, lọc máu. TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt Đới, cho biết kết quả xét nghiệm phết họng của bệnh nhân 91 lần gần nhất lại dương tính trở lại.

Bệnh nhân 91 phi công người Anh tiên lượng còn rất nặng. Bệnh nhân này có diễn biến sức khỏe thất thường kể từ ngày nhập viện đến nay.

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, tràn khí màng phổi phải lượng ít, đang tiếp tục dẫn lưu, lọc máu, tiếp tục thở máy, tiên lượng còn rất nặng.

Từ khi nhập viện đến nay, bệnh nhân 91 có diễn biến sức khỏe rất thất thường. Ngày 17/3, bệnh nhân khởi phát các triệu chứng sốt, ho.

Đến chiều 18/3, bệnh nhân tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM khám và được xác định dương tính với COVID-19, sau đó được theo dõi và điều trị tại bệnh viện này. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân số 91 có phản ứng miễn dịch rất dữ dội, sốt cao liên tục từ khi mắc bệnh, cơ thể tiết ra chất chống viêm tấn công phổi, thận và các cơ quan khác.

Trước diễn tiến ngày càng xấu, suy hô hấp tăng dần, các bác sĩ phải hỗ trợ bệnh nhân này hô hấp thở oxy mũi, sau đó chuyển sang thở oxy mask (thở qua mặt nạ) và ngày 5/4 phải thở máy xâm lấn và đến ngày 6/4 phải chạy máy ECMO.

Ngày 18/4, phổi bệnh nhân đông đặc toàn bộ bên trái và một phần ba dưới phổi phải. Tình trạng này sau đó được cải thiện. Đến sáng 24/4 diễn biến xấu đi, phổi mờ và co nhỏ cả hai bên, đông đặc toàn bộ phổi phải. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cepacia và vi nấm Aspergillus. Ngày 30/4 bệnh nhân đông đặc nửa dưới phổi trái, phổi bên phải tiến triển tốt. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nhiều lần âm tính rồi dương tính với virus corona trở lại.

Anh Quân

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/ket-qua-thu-nghiem-vac-xin-covid-19-tren-chuot-cua-viet-nam-ra-sao-29162/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY