Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khả năng bệnh nhân Hồng Kông mắc hoặc lây truyền Covid-19 tại Đà Nẵng hầu như không có

(MangYTe) - Sở Y tế Đà Nẵng nhận định, bệnh nhân người Hồng Kông (được cho đã đến Đà Nẵng từ ngày 30/1 đến 1/2/2020) hầu như không có khả năng mắc tại Đà Nẵng hoặc lây truyền Covid-19 cho người dân trên địa bàn.

Chiều 19/2, Sở Y tế Đà Nẵng lên tiếng về một trường hợp bệnh nhân người Hồng Kông mắc Covid-19 có đi du lịch đến TP Đà Nẵng.

Theo Sở Y tế Đà Nẵng: Lúc 20h5 ngày 16/2 (giờ Hồng Kông), trang Web của chính quyền Hồng Kông (Trung Quốc) đưa tin: Trung tâm Bảo vệ sức khỏe (CHP) thuộc sở Y tế của Đặc khu này có 3 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 1 người đàn ông được cho là từng đến Đà Nẵng du lịch trong thời gian ủ bệnh.

Trang web chính quyền Hồng Kông đưa tin liên quan bệnh nhân mắc Covid-19 có đến Đà Nẵng. 

Theo ghi nhận tại trang web của chính quyền Hồng Kông thì người đàn ông này 45 tuổi, là trường hợp thứ 59 trên tổng số 60 bệnh nhân mắc Covid-19 hiện có của Hồng Kông. Ông này bị sốt và đau họng từ ngày 12/2/2020 và đi khám bác sĩ tư nhân vào ngày 13/2.

Sau đó, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Queen Elizabeth và được đưa vào điều trị. Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với Covid-19, hiện sức khỏe trong tình trạng ổn định.

“Theo trang web này, bệnh nhân đến Đà Nẵng từ ngày 30/1 đến 1/2/2020. Như vậy, kể từ khi bệnh nhân rời khỏi Đà Nẵng đến khi khởi phát bệnh (12/2) là 11 ngày. Điều này cho thấy việc nhận định bệnh nhân ủ bệnh trong thời gian ở tại Đà Nẵng là không chắc chắn và thiếu cơ sở”, bà Ngô Thị Kim Yến - Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho hay.

Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng thông tin thêm: Nếu bệnh nhân ủ bệnh trong thời gian lưu trú tại Đà Nẵng thì thời điểm đó chỉ trong khoảng 3 đến 4 ngày đầu của giai đoạn ủ bệnh, lúc đó nồng độ virus rất thấp và khó có khả năng lây bệnh cho những người tiếp xúc gần vì thời gian ủ bệnh của bệnh Covid-19 là từ 2 đến 14 ngày và thông thường nồng độ của Covid-19 chủng mới cao nhất để lây là ở thời điểm 1 đến 2 ngày ngay trước khi khởi bệnh).

“Kể từ ngày bệnh nhân này rời khởi Đà Nẵng (1/2) đến nay đã quá 14 ngày nhưng tất cả các ca bệnh nghi ngờ được phát hiện qua công tác giám sát tại cộng đồng, cơ sở y tế TP Đà Nẵng đều có kết quả âm tính với Covid-19. Hiện tại, chỉ có 2 trường hợp đang theo dõi, cách ly tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, đều mới nhập cảnh vào TP sau thời gian ngày 1/2. Do vậy, khả năng bệnh nhân người Hồng Kông mắc Covid-19 tại Đà Nẵng hoặc lây truyền cho người dân tại Đà Nẵng hầu như là không có”, bà Yến nhận định.

Khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng được giám sát chặt chẽ.

Cũng theo trang web của chính quyền Hồng Kông, bệnh nhân này là người thứ 57 mắc Covid-19 vào ngày 7/2 ở Hồng Kông, đồng thời bệnh nhân thứ 60 cũng là vợ của bệnh nhân thứ 57 nói trên. Vì thế, bà Yến nhận định không loại trừ khả năng bệnh nhận bị lây nhiễm từ nguồn này.

Cũng theo Sở Y tế Đà Nẵng, thông tin trên trang web của chính quyền Hồng Kông còn khá mơ hồ, thiếu thông tin nên Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sẽ thông tin ngay sau khi có kết quả chính thức.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/kha-nang-benh-nhan-hong-kong-mac-hoac-lay-truyen-covid-19-tai-da-nang-hau-nhu-khong-co-365573.html)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Nếu bạn được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư khi còn là thanh-thiếu niên, việc cân nhắc về khả năng sinh sản sau này là rất quan trọng nếu bạn muốn có con
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY