Khô miệng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng... Ngoài ra khô miệng còn đẩy nhanh sự thoái hóa răng sẽ dẫn tới chứng hôi miệng, sâu răng hoặc các chứng viêm nhiễm trong miệng.
Có thể phòng tránh chứng khô miệng, hôi miệng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng: Làm sạch thức ăn còn giắt trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày, nạo sạch lưỡi vào buổi sáng. Dùng kem đánh răng có chứa fluoride, súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày (khi bị khô miệng), hoặc súc miệng hàng ngày bằng các dung dịch có chứa cetylpyridinium chloride hoặc chlorhexidine. Uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng. Cần khắc phục các chứng bệnh tai mũi họng, răng miệng, hầu họng, tuyến nước bọt, hạn chế thở bằng miệng sẽ bớt khô miệng, hôi miệng. Nếu khô miệng do dùng Thu*c, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách hạn chế. Điều trị tích cực các bệnh lý ở các cơ quan khác: bệnh gan, thận, bệnh đái tháo đường, hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản... Nên hạn chế sử dụng nước uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao, không uống rượu, không hút Thu*c...