Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn lâu ngày ở trẻ có thể gây suy dinh dưỡng, trẻ kém phát triển, suy giảm hệ miễn dịch.

Biếng ăn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ

Biếng ăn lâu ngày ở trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ bao gồm:

Khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

Trẻ biếng ăn có thể gây suy dinh dưỡng. nguồn ảnh: internet

Suy dinh dưỡng

Hậu quả dễ nhận thấy nhất đó là vấn đề suy dinh dưỡng, trẻ không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng, thể trạng còi cọc, thấp bé, gầy gò, xanh xao so với các bạn đồng trang lứa.

Khi trẻ không chịu ăn sẽ dẫn đến nguồn dưỡng chất nạp vào cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ, trong đó phải kể đến những chất cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như: thiếu vitamin A khiến khô mắt, khô giác mạc có thể dẫn đến mù lòa, thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxi gây bệnh còi xương,...

Trí não trẻ chậm phát triển

Dinh dưỡng là một trong 3 yếu tố quyết định sự phát triển của trẻ. trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng ảnh hưởng đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não như protein, omega 3, omega 6, dha, sắt, taurin, chất béo... là những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của não bộ.

Suy giảm hệ miễn dịch

Khi khẩu phần ăn của trẻ không đủ khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu, làm giảm sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vì vậy trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, như: viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi...

Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc

Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ ở trẻ càng cao thì càng phát triển tốt các khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống. Có thể coi đây chính là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng để thành công trong tương lai.

Tuy nhiên trẻ biếng ăn thường có eq thấp, trẻ có xu hướng thụ động, cáu gắt, khó hòa nhập... lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học hành kém, mất tập trung và khó thành đạt.

Cách phòng tránh biếng ăn cho trẻ

Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm, tròn 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

Cho trẻ ăn vừa đủ số lượng và số bữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Khẩu phần của trẻ cần phù hợp với độ tuổi. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều làm trẻ quá no khiến trẻ khó chịu dẫn đến sợ ăn.

Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn để phòng tránh thừa hoặc thiếu vitamin, khoáng chất.

Để cho trẻ “được đối” bằng cách cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên bắt ép trẻ ăn, không quát mắng, dọa dẫm hay đánh trẻ. Cha mẹ hãy dừng bữa khi trẻ không còn muốn ăn thêm.

Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, chơi game hay đi rong.

Nên làm gì khi trẻ biếng ăn

Thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau. Hãy tôn trọng sở thích của bé bằng cách cho trẻ ăn món trẻ thích.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt cá. Cho trẻ ăn lượng cân đối các dạng thức ăn.

Thường xuyên thay đổi cách chế biến để giúp trẻ ngon miệng.

Bữa ăn của trẻ không kéo dài quá 30 phút.

Cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, khi trẻ từ chối ăn không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác (nếu phù hợp). Khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ tự tin và thích thú với việc ăn...

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/khac-phuc-tinh-trang-bieng-an-o-tre-52688.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/khac-phuc-tinh-trang-bieng-an-o-tre/20210420011931052)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Biếng ăn (chán ăn) rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 - 6 tuổi. Lâu ngày làm cơ thể thiếu dinh dưỡng gây mệt mỏi, trẻ hay quấy khóc, lười vận động, thịt nhẽo, chậm biết đi, da xanh…
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho sức khỏe con người, mọi lứa tuổi, nhất là người cao tuổi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, người cao tuổi thường phải đối mặt với nguy cơ bị suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, dẫn tới bệnh tật và Tu vong.
  • Suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng thực phẩm đã tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của mỗi một cơ thể con người và chủ yếu gặp ở trẻ em và người cao tuổi (NCT). Suy dinh dưỡng ở NCT có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp dinh dưỡng.
  • Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là tình trạng gầy yếu do ăn quá ít hoặc ăn không cân đối giữa các thức ăn cơ bản là đạm, đường, chất béo. Một người được coi là suy dinh dưỡng khi bị sụt từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng tới một năm.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì cha mẹ chiều con quá, cứ cho ăn quà vặt luôn miệng, đến bữa ăn chính trẻ đầy bụng không thể nào nữa.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY