Tình yêu và giới tính hôm nay

Khi đối mặt với tranh cãi, hãy giải quyết như một vị thiền sư!

Để có thể khiến cho những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng trôi qua một cách nhẹ nhàng êm ái, bạn hãy học cách giải quyết vấn đề qua 6 bước sau như một vị thiền sư:

1. Mang tâm lý: chuyện gì xảy ra cũng có nguyên nhân

Mỗi khi xảy ra tranh cãi, hãy nghĩ rằng, chuyện gì xảy ra cũng đều có lý do của nó.

Mọi người đều muốn khẳng định bản thân thông qua việc bảo vệ các chính kiến của mình. Nếu đã biết như thế thì bạn không cần phải bực tức với người khác, cũng không cần phải gân cổ lên cãi cố làm gì, họ cũng chẳng thèm nghe đâu.

Hãy đợi cho đến khi đối phương đã dịu được cơn giận, bạn phân tích điểm đúng, điểm sai để người đó có cái nhìn thấu đáo hơn về vấn đề.

2. Thấu hiểu và bớt lời lại một chút, bạn chẳng bao giờ bị thiệt

Nhiều người khi tranh cãi chỉ cố chứng minh rằng mình mà hiếm khi lắng nghe đối phương, vì thế tranh cãi cứ mãi tiếp diễn mà chẳng giải quyết được vấn đề cốt lõi.

Vì vậy, hãy tiết kiệm hàng giờ và giảm áp lực bằng cách đầu tư thời gian để thấu hiểu.

3. Hãy tưởng tượng mình là thám tử

Đội chiếc mũ Sherlock Holmes vào và đánh giá sự việc. Mọi việc là như thế nào? Vấn đề này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ra sao? Điều này làm cho tình hình tốt hơn hay tệ hơn? Vấn đề gì khiến cho vấn đề nảy sinh? Đối phương muốn giải quyết nó như thế nào?

Cuộc sống sẽ trở nên tốt hơn rất nhiều nếu bạn có thể nhìn mọi thứ từ quan điểm của họ.

Hãy để sự tò mò của bạn phục vụ cho mục đích tốt hơn: thấu hiểu thế giới của người khác.

4. Lắng nghe bằng trái tim

Khi bạn nhìn sự việc bằng cái đầu, bộ não của bạn sẽ bắt đầu phân tích và xử lý sự chính xác của thông tin. Nhưng có lẽ, điều cần thiết hơn để thấu hiểu người khác là sự lắng nghe bằng trái tim. Khi đó, những xúc cảm sẽ được kích hoạt, trái tim sẽ giúp bạn tìm ra căn nguyên của cuộc tranh cãi thật rõ ràng.

5. Quay lại và kiểm tra bài tập của bạn

Sau khi đã suy đoán được mọi chuyện, bạn hãy quay lại kiểm tra xem những suy đoán đó có chính xác không, bạn đã có thể bắt đầu chấp nhận cảm giác của họ như thế nào, liệu nó đúng hay không. Bạn hãy nói với họ rằng: “Tôi hiểu bạn cảm thấy thế nào. Nếu bạn muốn, tôi có thể chia sẻ với bạn cảm giác của tôi”.

6. Nhớ rằng ngày mai trời lại sáng

Bạn muốn mở cửa sổ nhưng đối phương lại muốn đóng. Nếu ai cũng muốn làm việc theo ý mình, cãi vã sẽ xảy đến.

Hãy cẩn trọng, tránh những hành động mang ý nghĩa tước quyền và lấn lướt đối phương, nó sẽ dẫn đến nhiều xung đột hơn sau đó.

Thay vào đó, hãy cố gắng tạo ra sự thấu hiểu và thoả hiệp giữa bạn và người đang tranh cãi. Cùng ngồi xuống canh nhau, chia sẻ tâm tư và đừng bao giờ tuyệt vọng khi người đối diện cứ tiếp tục la lối.

Hãy bình tĩnh và đừng bao giờ xem xung đột là tận thế bởi vị thiền sư vẫn luôn mỉm cười khi đứng trước bão giông.

Thanh Vy

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/khi-doi-mat-voi-tranh-cai-hay-giai-quyet-nhu-mot-vi-thien-su-21044/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY