Đúng thời điểm nghĩa là nếu bé có vấn đề về xương như hô, móm do xương, thường do các yếu tố di truyền (điều này có thể quan sát ở bố mẹ bé hay người thân trong gia đình), nếu có thì thời điểm can thiệp là “trước điểm dậy thì” của trẻ. Còn nếu trẻ không có vấn đề về xương thì thời điểm can thiệp tốt nhất là sau khi trẻ dậy thì.
Khi xét thời điểm trước dậy thì, ta phải xem xét yếu tố trưởng thành của trẻ, ý thức của trẻ với điều trị, tình trạng, thói quen giữ vệ sinh răng miệng, sức khỏe tổng quát, cân năng. Với các khí cụ chỉnh xương, thường trẻ phải mang ít nhất 16 tiếng/ ngày mới có tác dụng, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý, dinh dưỡng của trẻ, mức độ hợp tác của trẻ. Ví dụ, thời điểm dự đoán dậy thì của trẻ là còn 3 năm nữa, thì điều trị có thể bắt đầu tốt nhất là trước 1 năm. Trẻ càng lớn, càng hợp tác và ý thức, giúp điều trị có hiệu quả nhanh hơn, trải nghiệm điều trị dễ dàng hơn.
Để kiểm tra thời điểm dậy thì, bác sĩ có thể dựa vào phim bàn tay hoặc quan sát hình dáng đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng. Dự đoán thời điểm dậy thì là một trong những tiên đoán quan trọng cho trẻ, để quyết định thời gian điều trị, sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất và nhẹ nhàng nhất. Dĩ nhiên có những chỉ định ngoại lệ cần điều trị sớm như dị tật răng bẩm sinh, bệnh lý xương hàm, hở hàm ếch, trẻ cần điều trị sớm để hỗ trợ phẫu thuật sau này. Chỉ định tất nhiên cần phối hợp và tham vấn các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt. Còn nếu trẻ không có vấn đề về xương mà chỉ là vấn đề về răng, trẻ cần theo dõi mọc răng và chờ đợi.
Cũng theo bs hương: thời điểm đưa trẻ đi khám răng tốt nhất là khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc và duy trì tái khám mỗi năm 1-2 lần. còn khám chỉnh nha có một thời điểm rất quan trọng, đó là “trước đỉnh tăng trưởng”. đây là lúc các bác sĩ có thể can thiệp điều chỉnh xương cho trẻ, bởi chỉ cần qua giai đoạn này, can thiệp chỉ có thể tác động lên răng mà thôi, khi đó, những sai lệch về xương nếu muốn điều chỉnh phải can thiệp phẫu thuật. chúng tôi gọi đây là “giai đoạn vàng”.
Nếu phụ huynh không biết khi nào là đỉnh tăng trưởng thì có thể dựa vào tuổi của trẻ, đối với bé gái là khoảng 9 tuổi, và bé trai là khoảng 10 tuổi. thời điểm này, nếu khám thấy bé không có vấn đề gì sai lệch về xương, điều trị chỉnh nha có thể chờ lại đến khi bé đã dậy thi xong và mọc đủ răng (khoảng 12-13 tuổi). bởi khi đó bé đã lớn hơn, biết tự chăm sóc bản thân hơn và quan trọng là ít tái phát sau điều trị…