Mới đây, nhà virus học tại Viện Gladstone ở San Freancisco (Mỹ) gây xôn xao với phát biểu: Những người từng mắc COVID-19 và tiêm vaccine vài tháng sau khi khỏi bệnh sẽ đạt được siêu miễn dịch.
Theo đó, ông Greene cho rằng trạng thái này có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với việc chỉ tiêm vaccine nhưng hiện chưa có đủ cơ sở chứng minh. Tuy nhiên, Greene cảnh báo mọi người không vì thế mà tìm cách lây nhiễm virus để đạt hiệu quả miễn dịch cao hơn.
Theo Tiến sĩ Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco và Bệnh viện Đa khoa San Francisco, tiêm vaccine trong vòng 3-6 tháng sau khi nhiễm COVID-19 sẽ cung cấp sự bảo vệ tốt nhất. Ông cho rằng việc tiêm mũi thứ 2 hầu như không mang lại lợi ích gì và nếu đã có miễn dịch tự nhiên thì cũng ta chỉ nên tiêm 1 liều.
Những người từng mắc COVID-19 và tiêm vaccine vài tháng sau khi khỏi bệnh sẽ đạt được siêu miễn dịch. |
Bên cạnh đó, nghiên cứu mới từ Viện Rockefeller (New York) cũng phát hiện ra rằng, những người tiêm vaccine sau khi mắc COVID-19 có thể được bảo vệ trước nhiều loại biến thể hơn so với những người chỉ tiêm phòng vaccine, kể cả tiêm đủ 2 liều.
Tuy nhiên, một tác giả của nghiên cứu cho biết, nếu phải lựa chọn 1 con đường thì chỉ cần tiêm vaccine là đủ. Nếu cứ cố gắng dựa vào lây nhiễm để đạt miễn dịch tự nhiên và có khả năng siêu miễn dịch thì có thể sẽ thất bại trong việc ngăn chặn những đợt tái phát.
Chỉ số kháng thể bao nhiêu là đủ?
Nếu một người chưa từng tiếp xúc COVID-19, cơ thể không sinh ra kháng thể thì kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19 sẽ âm tính. Trường hợp cơ thể đã có kháng thể do tiếp xúc virus hoặc tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể COVID-19 sẽ phản ảnh bằng một chỉ số.
Chỉ số định lượng này cao hay thấp, chứng tỏ cơ thể có nhiều hay ít kháng thể để bảo vệ. Nhưng hiện nay, chưa có đủ dữ liệu để xác định ngưỡng cụ thể để khẳng định mức kháng thể có tính bảo vệ chắc chắn.
Không thể chỉ dựa vào xét nghiệm kháng thể để có kết luận đầy đủ về miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19 |
Vì thế, không thể chỉ dựa vào xét nghiệm kháng thể để có kết luận đầy đủ về miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19. Kháng thế COVID-19 nên được xem là chỉ số phản ánh phần nào tình trạng miễn dịch bảo vệ và cần xem xét cùng với những yếu tố khác của người bệnh như tiền sử bệnh, tình trạng cân nặng, tình trạng tim mạch, phổi... cùng với tiêm ngừa vaccine COVID-19.
Nhìn chung, trong khi đại dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp không thể chủ quan, việc tiêm phòng vaccine vẫn là biện pháp tối ưu trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh. Vaccine không chỉ giúp ngăn ngừa lây nhiễm mà những người đã được tiêm vaccine đều sẽ giảm bớt nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất và đừng nên chần chừ chọn vaccine hay tìm cách nhiễm bệnh để có miễn dịch tốt hơn.
Xem thêm:
Những điều cần biết về vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA và nguy cơ viêm tim ở trẻ em
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: