Sức khỏe hôm nay

Khó nuốt là dấu hiệu bệnh gì?

Có những người ăn chậm, nhai kỹ nhưng vẫn không thể nuốt hoặc rất khó nuốt, khi nuốt kèm đau rát. Khi có hiện tượng này, đừng chủ quan vì đôi khi đây là dấu hiệu báo động của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Có những người ăn chậm, nhai kỹ nhưng vẫn không thể nuốt hoặc rất khó nuốt, khi nuốt kèm đau rát. Khi có hiện tượng này, đừng chủ quan vì đôi khi đây là dấu hiệu báo động của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

khó nuốt khi nào?

khó nuốt xảy ra khi có bất kỳ bất thường nào ở các cơ quan tham gia trong hoạt động nuốt; hoặc khi có tắc nghẽn đường di chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. khó nuốt thường do các nguyên nhân sau:

- Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; tâm vị không giãn; trào ngược dạ dày - thực quản; các tổn thương về thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ; tổn thương cột sống; các bệnh lý nội khoa khác như xơ cứng bì, đái tháo đường, nhược cơ,...

- khó nuốt thường gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ, càng lớn tuổi hiện tượng khó nuốt càng tăng. Còn khó nuốt ở trẻ em là do hệ thần kinh chi phối hoạt động của trẻ chưa hoàn thiện, thường gặp ở một số trẻ đẻ non, nhẹ cân.

- khó nuốt do có dị tật bẩm sinh như hở màn hầu, lưỡi to, môi nứt,...

- khó nuốt do tắc nghẽn: do dị vật, túi thừa ở thực quản, hẹp thực quản sau biến chứng của bệnh lý ở thực quản; các khối u, polyp, sẹo do bỏng,…

Biểu hiện chung của khó nuốt thường gây ho, nghẹn, cảm giác thức ăn bị vướng ở cổ họng, vướng lại trong ngực dọc theo xương ức, tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi… Riêng ở trẻ sẽ khó cho ăn, nước dãi chảy nhiều, ăn lâu trên 30 phút, bị trớ thường xuyên, hay hắt hơi sau khi ăn, giọng nói bị biến đổi sau khi ăn, giảm cân, hay tái phát viêm phổi,…

Điều trị chứng khó nuốt

khó nuốt gây ra nhiều hậu quả như viêm họng, khàn tiếng, không dám ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn nước và chất điện giải. Do sặc thức ăn, nước uống sẽ gây các biến chứng nhiễm trùng tại chỗ, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Với những trường hợp khó nuốt do dị vật vào phổi gây co thắt thanh quản, suy hô hấp, tỷ lệ Tu vong rất cao.

Khi triệu chứng khó nuốt lặp lại thường xuyên, bệnh nhân cần đi khám tại khoa tiêu hóa hoặc tai mũi họng để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị rối loạn nuốt tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí gây bệnh.

Nếu khó nuốt do rối loạn vận động ở vùng hầu họng thì sẽ phải thực hiện một số bài tập, học một số kỹ thuật để kích thích phản xạ nuốt, thay đổi chế độ ăn cho phù hợp để không bị sặc. Với chứng khó nuốt do hẹp thực quản thì nong bằng bóng qua nội soi. Trường hợp polyp, khối u, túi thừa hầu họng thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, nhiễm khuẩn thì được điều trị bằng Thu*c. Trường hợp các cơ quan vùng hầu họng không thể phục hồi, khó nuốt nghiêm trọng thì phải cần đến sự hỗ trợ của ống bơm để bơm thức ăn nước uống và dạ dày. Riêng ở trẻ em, nếu nguyên nhân là do vùng hầu họng chưa phát triển hoàn thiện thì có thể kích thích trẻ cười, nói để giúp thực quản mở rộng hơn.

Để dự phòng, khi ăn nên ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ… để tránh ho, sặc, dị vật rơi vào đường thở. Khi trông nom trẻ, không nên cho trẻ ngậm, mút đồ chơi. Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh ăn những thức ăn chua, cay, nóng. Ăn uống lành mạnh để phòng bệnh ung thư thực quản.

BS. Lê Thị Tuyết Phượng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-kho-nuot-la-dau-hieu-benh-gi-5359.html)
Từ khóa: khó nuốt

Chủ đề liên quan:

dấu hiệu khó nuốt

Tin cùng nội dung

  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Tôi 37 tuổi, khoảng 1 tháng nay, tôi bị khó nuốt khi ăn uống và rất dễ buồn nôn, đi khám bác sĩ bảo bị hẹp tâm vị. BS cho toa Thu*c về uống được 1 tuần. Xin hỏi Mangyte, bệnh của tôi có nguy hiểm gì không? (Hồ Đức Anh - Nha Trang, Khánh Hòa)
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Khó nuốt là tình trạng có thể xảy ra đối với bệnh nhân bị ung thư hoặc đang dùng các phương pháp điều trị liên quan. Nếu bạn gặp vấn về này, hãy ăn thực phẩm lỏng và mềm.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Khó nuốt có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu khó nuốt, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì nguyên nhân gây ra khó nuốt có thể là do một bệnh lý nặng như ung thư thực quản.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY