12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Khó tin về tật tự nhiên khóc

(SKGĐ) Khi không có cảm xúc như vui, buồn, hay giận dữ mà nước mắt vẫn tự nhiên chảy thành giọt thì đó gọi là tật chảy nước mắt sống (hay tự nhiên chảy nước mắt).

Bác Phan Thị Liên (63 tuổi ở Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, Tp.HCM) 5 ngày nay tự nhiên thấy mình bị chảy nước mắt một cách bất thường. 3 ngày đầu chị thấy có lúc chảy một bên mắt, có khi lại chảy cả hai bên. Nhưng sang ngày thứ 4 và 5 thì chị Liên thấy hai nắm mình chảy liên tục, không hiểu nguyên do vì sao nước mắt cứ chảy như vậy!? Chị Liên cứ nghĩ mình bị viêm hay đau mắt nên ngày nào dùng thuốc nhỏ mắt mà vẫn không hết. Chị đành phải đến mệnh viện mắt khám thì được bác sỹ chẩn đoán là chị bị tắc tuyến lệ do chị bị Liên bị viêm mũi.

Vì sao tự nhiên nước mắt chảy?

Theo BS. Hoàng Cương (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương): Chảy nước mắt thường xuyên (còn gọi là chảy nước mắt sống hay tắc lệ đạo) y học gọi là tắc tuyến lệ. Thông thường, lượng nước mắt này sẽ được di chuyển xuống các tuyến lệ thông với mũi. Nhưng khi bị tắc, nước mắt sẽ tràn xuống mí mắt dưới.

Chảy nước mắt do tắc tuyến lệ thường do nhiễm khuẩn hay do tình trạng dị ứng mạn tính ở mũi, họng hay các xoang. Nếu bị chảy nước mắt liên tục nhiều ngày thì cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa như trường hợp của chị Liên trên. Chảy nước mắt quá nhiều thường liên quan đến sự tác động của tuyến lệ cần phải thông, bị viêm xoang mạn tính hay có tổn thương ở mũi.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân chính do: viên nhiễm (bệnh mắt hột), sỏi đường lệ, khối u; chấn thương; bẩm sinh; dị tật; bệnh truyền nhiễm… Bên cạnh đó còn có nhiều tác nhân kích thích mắt như: khói, bụi, dị vật, không khí lạnh, nhiễm khuẩn... và chảy nước mắt trong những trường hợp này là một cách bảo vệ tại chỗ.

Thực tế, hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải đều không rõ nguyên nhân, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Các đối tượng hay mắc nhất là trẻ em đang độ tuổi bú rất hay bị thường là do viêm hay dị tật… Người cao tuổi thì phần lớn là do teo niêm mạc ống dẫn lệ, gây xơ hóa và chít hẹp đường lệ dần dần, bệnh mắt hột và sỏi đường lệ… Ngoài ra, các đối tượng khác mắc bệnh là do nhiều nguyên nhân khác như chấn thương, do các bệnh khác trong cơ thể, do môi trường…

Chú ý trong điều trị

Khi bị chảy nước mắt sống, nước mắt không được dẫn xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài từ góc trong của mắt, gây ra triệu chứng chảy nước mắt. Thời gian tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường dẫn lệ. Khi đó túi lệ bị viêm, có nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt thấy mủ đùn ra. Bệnh nhân có thể thấy đau nhức. Trẻ nhỏ có thể có sốt, quấy khóc, hay dụi tay lên mắt.

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi điều trị nội khoa. Còn đại đa số trường hợp chảy nước mắt sống phải can thiệp bằng ngoại khoa. Đơn giản nhất là thông lệ đạo bằng que thông với gây tê hoặc gây mê. Phức tạp hơn là phẫu thuật mở thông túi lệ mũi với tỷ lệ thành công trên 80%. Gần đây nhất là phương pháp phẫu thuật mở thông túi lệ mũi có đặt ống silicon tỷ lệ thành công trên 90%, lại biến chứng.

Lưu ý phòng bệnh

Ðể tránh bị chảy nước mắt, bạn nên tránh những nguồn ánh sáng chói chang. Cố gắng chủ động bảo vệ mắt bằng cách tránh bị chói nắng và tác động của tia hồng ngoại, ngay cả khi trời râm mát vẫn cần đeo kính màu. Đồng thời, cần khám điều trị sớm và triệt để những bệnh viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc là nguyên nhân gây tắc lệ đạo.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/kho-tin-ve-tat-tu-nhien-khoc-15698/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY