An toàn thực phẩm hôm nay

Khoai tây mọc mầm gây ngộ độc có đúng, dừng tranh cãi nếu biết điều này

Khoai tây là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp giữ dáng và làm đẹp da. Khoai tây mọc mầm thì sao, có độc hại như lời đồn đoán?

Khoai tây là thực phẩm quen thuộc tại nhiều quốc gia, đem lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nhiều gia đình có thói quen để khoai tây quá lâu mà không ăn đến, dễ gây ra tình trạng khoai tây mọc mầm. việc ăn khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe hay không đã trở thành đề tài tranh cãi.

Một số người cho rằng khoai tây mọc mầm hoàn toàn an toàn để ăn, miễn là bạn loại bỏ phần mầm đi.

Một số người khác lại cảnh báo rằng khoai tây mọc mầm rất độc hại và gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí có khả năng gây tử vong. vậy rốt cuộc khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe hay không?

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid bắt đầu tăng lên hơn khoai tây bình thường.

Tại sao khoai tây mọc mầm lại nguy hiểm khi ăn?

Khoai tây là một nguồn tự nhiên của solanine và chaconine - 2 hợp chất glycoalkaloid được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm cả cà tím và cà chua.

Với một lượng nhỏ, glycoalkaloid có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các đặc tính kháng sinh, tác dụng hạ đường huyết và cholesterol. Tuy nhiên, chúng có thể trở nên độc hại khi ăn quá nhiều.

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên hơn cả khoai tây bình thường.

Do đó, ăn khoai tây đã mọc mầm có thể khiến bạn hấp thụ quá nhiều hợp chất này. các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến tối đa 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.

Tiêu thụ quá mức glycoalkaloid thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ hợp chất này với lượng lớn hơn nữa, nó có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu, lú lẫn và trong một số trường hợp thậm chí có thể gây tử vong.

Một số người cho rằng khoai tây mọc mầm hoàn toàn an toàn để ăn, miễn là bạn loại bỏ phần mầm đi.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy phụ nữ mang thai ăn khoai tây mọc mầm có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn khoai tây mọc mầm.

Khoai tây mọc mầm có hại cho sức khỏe, vậy có cách nào loại bỏ các chất độc hại trong khoai tây mọc mầm không?

Thực tế, hợp chất glycoalkaloid tập trung nhiều nhất ở phần lá, hoa, mắt và mầm của khoai tây. ngoài việc mọc mầm, khoai tây bị dập nát hoặc khoai tây có màu xanh cũng là dấu hiệu chúng có hàm lượng glycoalkaloid cao.

Do đó, việc cắt bỏ mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hoặc các phần bị dập sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm độc từ việc ăn khoai tây.

Bên cạnh đó, cách thức chế biến cũng giúp làm giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây. Cụ thể, việc gọt sạch vỏ rồi đem chiên có thể làm giảm lượng glycoalkaloid. Trong khi đó, việc luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng lại không đem đến hiệu quả đáng kể.

Việc gọt sạch vỏ rồi đem chiên có thể làm giảm lượng glycoalkaloid trong khoai tây mọc mầm.

Tuy nhiên, kết quả nêu trên vẫn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định. vì thế một số chuyên gia đã khuyên rằng để an toàn thì tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc khoai tây đã mọc mầm.

Cách giữ khoai tây không mọc mầm

Một trong những cách tốt nhất để tránh khoai tây mọc mầm là không nên dự trữ khoai tây quá lâu mà chỉ mua đủ khi bạn có kế hoạch sử dụng nó.

Ngoài ra, khi muốn dự trữ khoai tây, hãy kiểm tra và loại bỏ những củ khoai tây đã hỏng, đảm bảo những củ còn lại vẫn an toàn trước khi bảo quản ở nơi tối, khô ráo và thoáng mát, điều này cũng hạn chế nguy cơ mọc mầm.

Một số nhà khoa học khuyên rằng bạn nên tránh bảo quản khoai tây cùng với hành tây, vì đặt 2 loại này gần nhau có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm.

Theo Báo Giao thông

Link bài gốc Lấy link

https://www.baogiaothong.vn/an-khoai-tay-moc-mam-gay-doc-hai-co-dung-dung-tranh-cai-neu-biet-dieu-nay-d531185.html

Theo Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/khoai-tay-moc-mam-gay-ngo-doc-co-dung-dung-tranh-cai-neu-biet-dieu-nay/20230325013213474)

Tin cùng nội dung

  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY