Khoa học hôm nay

Khoảnh khắc sâu hóa bướm hiếm gặp

Toàn bộ quá trình biến đổi tự nhiên từ trạng thái sâu bướm, rồi nhộng trở thành bướm với hình hài lộng lẫy đã được ghi lại một cách chân thực và sống động nhất.

Nhiếp ảnh gia người Anh Kim Taylor đã may mắn ghi lại được toàn bộ quá trình trên ở một khu vườn tại Surrey chỉ nhờ một chiếc máy ảnh kỹ thuật số có gắn ống kính hiển vi.

Cô cho biết, vòng đời của một con bướm bắt đầu từ giai đoạn trứng. bướm thường đẻ trứng trên lá hoặc cành cây.

Trứng của loài bướm rất bé và thường có dạng hình cầu.

Ấu trùng tí hon (sâu bướm) sẽ chào đời sau khoảng 10 ngày và bắt đầu ăn ngay lập tức để chuẩn bị cho các quá trình biến đổi quan trọng về sau.

Sâu bướm ban đầu nhỏ hơn móng tay út của trẻ con, nhưng sẽ nhanh chóng phát triển thành hình dạng lớn hơn nhiều trước khi biển đổi thành nhộng ở giai đoạn phát triển tiếp theo.

Món ăn đầu tiên của sâu bướm chính là vỏ kén của nó, sau đó là các lá cây, hoa, hạt và vỏ hạt đang phát triển.

Lượng thức ăn ngốn ngấu hàng ngày khá lớn giúp sâu bướm tăng hàng ngàn lần kích thước trước khi biến thành nhộng.

Suốt quá trình phát triển, sâu bướm thay lông rất nhiều lần và bắt đầu hình thanh đôi cánh nhưng chúng rất nhỏ, hầu như không thể quan sát được bằng mắt thường.

Nhộng là giai đoạn phát triển quan trọng tiếp theo trong cuộc đời của một con bướm. khi sâu bướm đã hoàn toàn lớn, chúng ngừng ăn và bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng và thường là ở mặt dưới của lá. sâu bướm rốt cuộc bám chặt vào lá hoặc cành cây, rụng lông lần cuối cùng và hóa nhộng. giai đoạn này nhộng như rơi vào trạng thái giống "ngủ đông", nằm im lìm, không ăn và không cử động, nhưng thực chất vẫn đang biến đổi ngầm để chuẩn bị ấp nở thành bướm.

Sau nhiều ngày, lớp kén bên ngoài của nhộng dần trở nên trong mờ, có thể nhìn thấy được cấu trúc bên trong. đây là thời điểm đánh dấu nhộng đã biến đổi hoàn toàn thành bướm, đủ sức để đục thủng vỏ kén chui ra ngoài.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/khoanh-khac-sau-hoa-buom-hiem-gap-172404.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/khoanh-khac-sau-hoa-buom-hiem-gap/20210203024205496)

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY