Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Khoe ảnh con có 2 má phúng phính quá mức, ai cũng chê nhưng riêng người mẹ rất tự hào, lý do cô đưa ra càng bó tay

Nhìn hình ảnh em bé nằm với đôi má phúng phính tròn xoe, các bà mẹ nghĩ ngay đến nguy cơ thừa cân, béo phì.

Ngày nay, những bà mẹ "cuồng con", thích khoe con càng có cơ hội thể hiện sở thích của mình qua mạng xã hội. Ai cũng biết trong mắt mẹ, con mình là đứa trẻ đáng yêu nhất nhưng mạng xã hội cũng có những mặt trái mà những người thường xuyên đăng ảnh con sẽ không lường hết được tác động tiêu cực mà nó mang lại.

Gần đây, một bà mẹ người Trung Quốc đã chia sẻ hình ảnh con mình. Ngay lập tức mọi người xem ảnh đều ấn tượng với khuôn mặt quá béo của bé. Đứa bé chỉ vài tháng tuổi nhưng rất mũm mĩm. Nhìn khuôn mặt bé với mũi, miệng bị chèn ép vào một khoảng trống rất nhỏ, còn lại chỉ thấy đôi má phúng phính, còn hai cánh tay thì mập và đầy những ngấn giống như những khúc giò, ai cũng phải lên tiếng.

Cư dân mạng sau khi xem ảnh bé con đã đồng loạt khuyên người mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống của con vì bé có biểu hiện thừa cân, béo phì sẽ không tốt cho sức khỏe. Nhưng người mẹ đã phản ứng kịch liệt với những lời khuyên này, cô rất tự hào cho rằng sữa mình tốt, khéo chăm con thì bé mới bụ bẫm như thế. Bà mẹ này cũng không hề lo lắng chuyện con thừa cân với suy nghĩ trẻ con mũm mĩm 1 chút mới đáng yêu và bảo vệ quan điểm sẽ tiếp tục nuôi con theo cách của mình.

Trẻ thừa cân, béo phì đối mặt những nguy cơ gì?

Trước hết, trẻ nhỏ béo phì sẽ làm tăng độ nhớt của máu, tăng áp lực lên thành mạch máu và cũng làm tăng gánh nặng cho tim trong quá trình lưu thông máu. Từ đó khiến cho trái tim bị quá tải, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và cũng có thể gây ra bệnh khác bệnh mạch máu khác. Nếu độ nhớt máu tăng sẽ làm cho máu không thể chảy được tự do trong động mạch, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan như tim, thận, não,... Độ nhớt của máu có liên quan đến nhiều bệnh lý phối hợp với biến chứng huyết khối.

Thứ hai, trẻ thừa cân sẽ gây áp lực quá mức lên các chi dưới của em bé, ảnh hưởng đến sự phát triển của các chi dưới và xương chậu của trẻ, điều này có thể dễ dàng hình thành dị tật, và cũng có thể gây ra dị tật mạch máu của chi dưới.

Thứ ba, trẻ thừa cân cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch, trẻ dễ bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, tác động xấu đến sự phát triển của hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, vì vậy chúng phải bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, nhưng không nên ăn quá nhiều mà nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp với tháng tuổi của bé. Nếu cha mẹ nào chưa biết chế độ dinh dưỡng phù hợp với con mình, bố mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để tham khảo ý kiến bác sĩ, từ đó có cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khoe-anh-con-co-2-ma-phung-phinh-qua-muc-ai-cung-che-nhung-rieng-nguoi-me-rat-tu-hao-ly-do-co-dua-ra-cang-bo-tay-20200707165517952.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Món ăn ngày tết thật phong phú và có sức lôi cuốn kỳ lạ đối với trẻ. Để giúp trẻ được vui tết trọn vẹn, phụ huynh nên biết cách chọn lựa những món ngon vừa mang tính bổ dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe.
  • Một nghiên cứu của Đại học California cho biết, trẻ béo phì có thể có các dấu hiệu bất thường về tim ở tuổi lên 8, điều này khiến tăng nguy cơ tử vong sớm khi trưởng thành.
  • Việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước sau khi bú là thói quen của nhiều bà mẹ.
  • Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Vì thế với những trẻ bị thừa cân, béo phì, không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ
  • Bữa ăn tối của cả gia đình là thời gian họp mặt không chỉ quan trọng về tinh thần mà còn đóng góp rất nhiều cho sức khỏe cả nhà.
  • Thời gian gần đây, khoa Nhi của các bệnh viện ở TPHCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi béo phì bị sốt xuất huyết.
  • Hiện nay, tình trạng trẻ bị béo phì ngày càng nhiều. Béo phì khiến cơ thể “quá khổ” do lượng mỡ tích tụ dư thừa, gây nhiều tác hại cho sức khỏe.
  • Ở nước ta chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ở Trung Quốc, Canada, Nhật Bản cứ sau 15 năm, tỷ lệ béo phì ở trẻ em tăng gấp đôi.
  • Trẻ béo phì thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đây là kết quả của nghiên cứu cho thấy mối liên hệ này ở trẻ.
  • Những đứa trẻ có cha béo phì rất dễ trở thành bản sao của bố ở tuổi lên 8 hoặc 9, so với các bé có bố cân nặng vừa phải.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY