Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Trẻ béo phì dễ sốc khi sốt xuất huyết

Thời gian gần đây, khoa Nhi của các bệnh viện ở TPHCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi béo phì bị sốt xuất huyết.
Đáng lưu ý, tỷ lệ sốc do sốt xuất huyết ở trẻ có cân nặng bình thường là 4,6% thì ở trẻ béo phì lên đến gần 15%.

Với những trẻ dư cân béo phì thì thời gian điều trị sốt xuất huyết sẽ lâu hơn, phức tạp hơn. Một phác đồ điều trị riêng cho trẻ béo phì đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, mở thêm cơ hội mới cho trẻ béo phì bị sốt xuất huyết.

Theo thống kê tại khoa Nhi các bệnh viện tại TPHCM, trung bình số ca sốt xuất huyết nhi tại các bệnh viện TPHCM đang bắt đầu tăng trong những tuần qua, trong đó số bệnh nhi béo phì thừa cân bị sốt xuất huyết chiếm trên 10%. Đây là những trường hợp nặng, có khả năng sốc cao.

Trên thực tế trẻ suy dinh dưỡng cũng có thể mắc sốt xuất huyết nặng. Nhưng khi trẻ dư cân, béo phì mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ dễ bị biến chứng hơn, gặp khó khăn hơn trong vấn đề theo dõi, bù dịch so với trẻ có cân nặng bình thường.

Qua 2 năm nghiên cứu và ứng dụng vào điều trị, bác sĩ Nhật Phương đã đưa ra một phác đồ điều trị riêng cho trẻ béo phì bị sốt xuất huyết. Bước đầu các trường hợp này đều đạt kết quả tốt.

Các bác sĩ lưu ý các bậc cha mẹ: ngày thứ 4 của bệnh là thời điểm dễ xảy ra sốc sốt xuất huyết, nên trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm: 100% trẻ có xuất huyết dưới da, hơn 7% trẻ bị xuất huyết tiêu hóa, và 40% bị gan to, nên có tăng men gan. Đặc biệt ở trẻ béo phì, thì tình trạng này càng nguy hiểm.

Phương pháp hữu hiệu hiện nay để phòng ngừa sốt xuất huyết vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng và ngừa muỗi đốt. Trong những ngày đầu khởi phát bệnh, các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết Dengue rất khó phân biệt với các bệnh lý khác cũng gây sốt ở trẻ em như tay chân miệng, sốt phát ban, cảm, viêm màng não... Do đó, khi thấy trẻ sốt cao từ hai ngày trở đi, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm phát hiện sớm.

Theo Thanh Tâm - VTV

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tre-beo-phi-de-soc-khi-sot-xuat-huyet-9576.html)

Tin cùng nội dung

  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Sốc có thể do chấn thương, say nắng, mất máu, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, ngộ độc, bỏng nặng hoặc các nguyên nhân khác. Khi một người bị sốc, các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ máu hay oxy. Nếu sốc không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương cơ quan vĩnh viễn hoặc Tu vong.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY