12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Khốn khổ vì bụng yếu

(SKGĐ) Một cái bụng yếu sẽ phải đối mặt với biết bao phiền toái, từ bụng sôi, đầy bụng, ợ hơi…  đến khi có nhỡ cải thiện ăn một chút gì là lại phải làm bạn với cái nhà vệ sinh suốt cả ngày.
Sơ ý kết hợp thực phẩm gây đau bụng

Bụng yếu thực chất là rối loạn tiêu hóa, làm thay đổi vấn đề đại tiện (ngày táo bón, ngày tiêu chảy với tình trạng nặng dần lên), bị dị ứng với đồ tanh, không dám ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, đau bụng, đầy bụng, xì hơi liên tục… Đây là những triệu chứng đầu tiên và điển hình của viêm đại tràng mà nhiều người vẫn hay xem nhẹ và bỏ qua.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu bị một hai lần mắc bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy… sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trong một tháng mắc nhiều hơn 2 lần đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn, thường xuyên phải ngồi lâu trong nhà vệ sinh, sợ không dám ăn đồ lạ… rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ viêm đại tràng mãn tính  bệnh sẽ theo bạn cả đời.

Nguyên nhân không đâu xa

Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân sau:

- Sự bài tiết của chất serotonin ở nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu.

- Do khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.

- Bên cạnh đó, do môi trường ô nhiễm, vệ sinh ăn uống không sạch sẽ, thói quen ăn uống không đủ chất và không được cân bằng…

- Việc dùng kháng sinh tự do cũng gây loạn khuẩn đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đễ tình trạng bụng yếu…

Đẩy lùi bệnh

Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Mọi người cần ăn uống hợp vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn có hại, cân bằng chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt, cần thường xuyên bổ sung lợi khuẩn cho hệ đường ruột bằng loại sữa chua chứa men vi sinh sống probiotics.

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột. Hại khuẩn là một trong những tác nhân gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đầy hơi ợ hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón, hội chứng kích thích ruột, viêm ruột, trĩ… Một trong những cách ngăn chặn hại khuẩn là tiêu thụ men vi sinh sống probiotics mỗi ngày để tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, xây dựng hệ miễn dịch mạnh và hệ tiêu hóa cân bằng.

Ngoài ra, bạn có thể dùng một số thực phẩm sau khi bụng yếu:

- Cơm: Khi bụng yếu, bạn nên dùng các loại thực phẩm tinh bột như gạo.

- Bánh mì nướng: Ăn bánh mì nướng sẽ không gây trào ngược acid, do đó bạn sẽ cảm thấy êm bụng hơn.

- Đu đủ: Loại quả giàu vitamin C này có thể ăn được khi bụng yếu, vì nó chứa một loại enzyme tiêu hóa tự nhiên gọi là papain, giúp phá vỡ các loại thực phẩm có thể gây khó chịu cho dạ dày.

- Gừng: Trà gừng là phương thuốc tự nhiên cho chứng rối loạn tiêu hóa khi làm dịu cơn khó chịu của dạ dày ngay lập tức, giảm sôi bụng...

- Chuối: Có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy. Hàm lượng kali và chất điện giải có trong chuối sẽ giúp chống tình trạng mất nước trong cơ thể và do đó, cung cấp năng lượng.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Hội Khoa học Tiêu hóa khuyến cáo, bệnh về đường tiêu hóa đang đứng hàng đầu trong các bệnh nội khoa. Các bệnh từ nhẹ như táo bón, trào ngược dạ dày, ợ hơi, trướng bụng, đến nặng như viêm dạ dày, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột… hiện rất phổ biến trong cộng đồng. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có tới 60-70% dân số có virus HP trong dạ dày-đây là loại virus có khả năng gây ra bệnh ung thư.

Trần Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/khon-kho-vi-bung-yeu-13474/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY