12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Không chỉ COVID-19 mới gây ra cục máu đông, đây là những điều làm tăng nguy cơ bệnh lý này mà hay bị bỏ qua

Cục máu đông có thể gây ra nhiều tình trạng bệnh lý đe dọa tính mạng, bao gồm đau tim, đột quỵ do tắc nghẽn và huyết khối tĩnh mạch (VTE). Nhưng nó vẫn tiếp tục là một trong những bệnh lý thường bị bỏ qua nhất.

Đặc biệt, cục máu đông trở thành một trong những tình trạng sức khỏe được nhắc đến nhiều nhất khi nghiên cứu cho thấy nguy cơ đông máu tăng lên ở những bệnh nhân nhập viện với COVID-19 nặng. Ngoài ra, cục máu đông được xác định là một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng đối với một số loại vaccine ngừa COVID-19.

Khoảng 10 triệu trường hợp VTE liên quan đến bệnh viện xảy ra hàng năm trên khắp thế giới. Tình trạng này thường có thể ngăn ngừa được bằng thuốc làm loãng máu khi được chẩn đoán nguy cơ ngay từ đầu.

Những điều kiện làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Nhận biết rõ các điều kiện làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông sẽ giúp xây dựng các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Cục máu đông liên quan đến bệnh viện: Bệnh nhân nhập viện có nhiều nguy cơ bị cục máu đông do bất động, bệnh tật và do quá trình tiến hành phẫu thuật. Cục máu đông liên quan đến bệnh viện có thể xảy ra trong bệnh viện hoặc trong vòng 90 ngày kể từ ngày xuất viện, và chiếm 60% tổng số trường hợp VTE, cũng như là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong có thể ngăn ngừa được do nhập viện.

Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ cục máu đông.

VTE xảy ra khi một hoặc nhiều cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu, thường là ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu, DVT). Cục máu đông cũng có thể di chuyển trong hệ tuần hoàn và đọng lại trong phổi (một tình trạng được gọi là thuyên tắc phổi, PE).

Cục máu đông liên quan đến COVID-19: Nghiên cứu cho thấy COVID-19 làm tăng nguy cơ đông máu bằng cách làm cho máu đặc hơn. Các bác sĩ cho biết, ​​tỷ lệ đông máu liên quan đến bệnh viện do bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 đang gia tăng.

Cục máu đông liên quan đến ung thư: Bệnh nhân ung thư có nguy cơ phát triển cục máu đông nghiêm trọng cao gấp 4 lần so với dân số chung. Nguy cơ gia tăng này được thúc đẩy bởi phẫu thuật, nhập viện, nhiễm trùng và rối loạn đông máu di truyền do các yếu tố đặc trưng của ung thư bao gồm loại, giai đoạn ác tính, điều trị ung thư và một số dấu ấn sinh học nhất định.

Cục máu đông đặc trưng cho giới tính: Thuốc uống tránh thai dựa trên estrogen, thuốc viên thay thế hormone và mang thai đều là những yếu tố nguy cơ đông máu ở phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ hình thành cục máu đông cao gấp 5 lần khi mang thai.

Lời khuyên để ngăn ngừa cục máu đông

Dưới đây là một số mẹo chính giúp mọi người ngăn ngừa cục máu đông.

Biết các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông: Bạn nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo cục máu đông như đau và đau chân không rõ nguyên nhân, mẩn đỏ và sưng tấy. Tình trạng thuyên tắc phổi còn gây khó thở, thở nhanh, đau ngực và thỉnh thoảng ho ra máu.

Yêu cầu đánh giá nguy cơ VTE: Tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang nằm viện, nên yêu cầu bác sĩ đánh giá nguy cơ VTE thông qua một bảng câu hỏi thu thập thông tin y tế để phân biệt các yếu tố nguy cơ phát triển cục máu đông tiềm ẩn của bệnh nhân.

Nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước khiến máu đặc lại, dẫn đến hình thành cục máu đông.

Duy trì hoạt động thể chất và cung cấp đủ nước: Nếu bạn phải ngồi một chỗ trong một khoảng thời gian dài, hãy đặt báo thức năm phút trước mỗi giờ và sử dụng thời gian đó để đứng dậy, đi lại và vươn vai. Ngồi bất động trong thời gian dài làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước khiến máu đặc lại, dẫn đến hình thành cục máu đông.

Theo các chuyên gia, điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được nguy cơ cục máu đông, đặc biệt là ở những bệnh nhân nhập viện trong điều trị COVID-19 và đảm bảo rằng họ được tiêm thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa cục máu đông. Điều quan trọng nữa là tuân thủ thực hành dựa trên bằng chứng và tránh các phương pháp điều trị không cần thiết cũng như xét nghiệm cục máu đông máu ở những người bị ảnh hưởng nhẹ trong cộng đồng.

Xem thêm:

Cảnh báo bệnh nhân đã từng COVID-19 ít nghiêm trọng có nhiều nguy cơ bị tổn thương tim hơn sau 1 năm hồi phục

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/khong-chi-covid-19-moi-gay-ra-cuc-mau-dong-day-la-nhung-dieu-lam-tang-nguy-co-benh-ly-nay-ma-hay-bi-bo-qua-32400/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY