12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Không chỉ làm giảm khả năng sinh sản và tổn thương gan, táo bón còn gây ra biến chứng này

Trong trường hợp bình thường, chúng ta phải ăn một số thức ăn hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng cần đào thải cặn bã thức ăn ra ngoài hàng ngày. Nếu quá 3 ngày mà những chất cặn bã thức ăn này không được đào thải ra khỏi cơ thể thì đó là bệnh táo bón.

Đại tiện là cách chính cơ thể chúng ta loại bỏ chất thải từ thức ăn. Nếu không được đào thải ra ngoài kịp thời, những chất cặn bã này tồn đọng lâu ngày trong cơ thể dễ làm tắc ruột gây hôn mê ở trường hợp nhẹ, trường hợp nặng thì suy thận.

Các biến chứng của táo bón là gì?

1. Tổn thương gan

Gan là cơ quan dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể con người. Gan có chức năng hấp thụ và loại bỏ các chất độc từ cơ thể. Trong khi đó, táo bón không thể đào thải cặn bã thức ăn ra khỏi cơ thể khiến các chất độc hại tồn đọng trong ruột già khiến gan bị quá tải và cuối cùng dẫn đến suy giảm chức năng gan.

2. Bệnh trĩ

Mặc dù khả năng co giãn của ruột già rất tốt nhưng tình trạng táo bón lâu ngày sẽ khiến ruột già bị tăng áp lực quá mức. Những áp lực này sẽ kích thích niêm mạc ống hậu môn khiến niêm mạc bị cong vẹo hoặc sa ra ngoài khiến máu tĩnh mạch kém lưu thông và tạo cơ hội cho bệnh trĩ.

Nếu quá 3 ngày mà những chất cặn bã thức ăn này không được đào thải ra khỏi cơ thể thì đó là bệnh táo bón.

3. Rò hậu môn

Táo bón lâu ngày khối lượng phân trong cơ thể ngày càng nhiều, phân khô cứng làm tổn thương hậu môn. Nếu không chữa trị lâu ngày các vết thương này sẽ tiến triển thành rò hậu môn.

4. Giảm khả năng sinh sản

Vì táo bón có khả năng dẫn đến rối loạn nội tiết. Rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng hơn nữa đến chức năng tuyến yên và buồng trứng. Điều này sẽ ngăn cản sự rụng trứng, do đó làm giảm khả năng sinh sản.

Những cách để giảm bớt tình trạng táo bón

1. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống

Một số lớn bệnh nhân bị táo bón do ăn quá ít chất xơ dẫn đến giảm nhu động đường tiêu hóa và gây táo bón. Do đó, ăn nhiều trái cây và rau củ sẽ bổ sung chất xơ, tăng cường nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy cơ thể bài tiết phân.

2. Thêm độ ẩm

Việc uống nhiều nước hơn không phải là không có lý. Nếu cơ thể thiếu nước thì phân cũng sẽ bị khô, thiếu nước sẽ bị tắc ruột, lâu dần sẽ dẫn đến tắc ruột và táo bón xảy ra.

Nếu cơ thể thiếu nước thì phân cũng sẽ bị khô, thiếu nước sẽ bị tắc ruột, lâu dần sẽ dẫn đến tắc ruột và táo bón xảy ra.

3. Tập thể dục đúng cách

Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tốc độ trao đổi chất, hiệu quả nhất đối với những người đã 3 ngày không đi tiêu.

Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, thường xuyên chú ý đến sự kết hợp của thịt và rau, cố gắng không kén ăn, ăn nhiều rau củ, tập thể dục nhiều hơn và duy trì thói quen 8 ly nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng tần suất nhu động đường tiêu hóa và tăng cường chuyển động của ruột.

Nếu táo bón vẫn chưa được giải quyết, đừng bỏ qua hay hoảng sợ, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán càng sớm càng tốt và tiến hành điều trị phụ trợ theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng không đáng có.

Xem thêm: Ăn trứng hàng ngày nhưng đây là những điều chắc chắn bạn chưa biết về trứng

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/khong-chi-lam-giam-kha-nang-sinh-san-va-ton-thuong-gan-tao-bon-con-gay-ra-bien-chung-nay-36444/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY