Mặc dù cho đến nay chưa có một bậc làm cha làm mẹ nào dám thừa nhận rằng họ sẽ dành tình cảm nhiều hơn cho một đứa trẻ trong số những đứa con mà họ đang có, nhưng điều đó là có thật và đa phần những trường hợp này rơi vào con út hoặc nhưng đứa trẻ bị khiếm khuyết về thân thể.
Mẹ ơi! Sao mẹ chỉ thương anh hai thôi vậy |
Nhưng đó không phải là tất cả vẫn có một vài cha mẹ thương con đầu hoặc con giữa, hay tiêu biểu ở nước ta đa phần cha sẽ thương con gái và mẹ sẽ thương con trai nhiều hơn. Có thể do tính cách hay bề ngoài của đứa trẻ có phần giống mình hoặc bạn cho rằng nó là đứa trẻ bị thiệt thòi và cần được bù đắp.
Một đứa trẻ “đặc biệt” có thể sẽ nhận được sự yêu thương của cha và mẹ hơn là những anh chị em của chúng, nhưng bạn đừng nên để điều đó xảy ra vì nó không chỉ khiến đứa trẻ được yêu thương “kiêu ngạo” mà còn làm những đứa còn lại rơi vào “ganh tị”. Cũng chính vì điều đó mà nhiều người không muốn thừa nhận họ có sự thiên vị giữa các con, đây có thể là phương pháp ban đầu nhưng về lâu về dài thì có lẽ nó sẽ tạo ra một loạt tổn thương.
Cha mẹ thiên vị sẽ khiến trẻ nhỏ ganh ghét và đố kỵ với nhau |
Nhà tâm lý học Amanda Gummer (London, Anh), người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em và gia đình, cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Play” xuất bản vào tháng 5 năm 2015 và được dịch sang rất nhiều thứ tiếng, cô cho rằng: “Một đứa trẻ khi được thiên vị chúng sẽ vô cùng áp lực bởi điểm số và sợ rằng cha mẹ sẽ thất vọng, chính vì vậy chúng rất dễ rơi vào trầm cảm và cô lập bản thân”.
Không chỉ vậy nếu trường hợp trên không xảy ra chúng rất dễ đi theo chiều hướng xấu, hư hỏng và bỏ học, những cuộc chiến thời thơ ấu sẽ theo chúng đến khi trưởng thành khiến chúng không bao giờ thoát ra khỏi vỏ bọc của mình để trở thành một người lớn thật sự. Trong khi đó những đứa trẻ còn lại sẽ phải sống trong sự thất vọng bởi lòng tự trọng, chúng cho rằng mình không được yêu thương và tổn thương đó sẽ theo chúng cho đến khi trưởng thành.
Đồng thời nếu dành quá nhiều yêu thương cho một đứa trẻ sẽ khiến chúng khi va chạm với xã hội rất dễ bị lôi kéo, không có chính kiến và đặc biệt khi ngã “không thể tự đứng lên được” tùy rằng không phải tất cả chúng đều như thế nhưng thật sự đa phần là vậy.
Và tất nhiên bạn sẽ không dám thừa nhận với các con rằng “mẹ yêu anh A hơn”, “bố yêu em C hơn” mặc dù tất cả bọn trẻ đều biết thừa điều đó. Nhưng nếu vẫn kéo dài trường hợp này thì có thể xảy ra mâu thuẫn và không thể cứu vãn được.
Nếu trong thâm tâm bạn đã xảy ra thiên vị thì theo bác sĩ tâm lý Amanda Gummer bạn nên tìm cách dung hòa và ngăn ngừa việc đó, vì thực chất nó không hề tốt và sẽ để lại rất nhiều hậu quả kèm theo. Vì vậy, hãy học cách công bằng.
Nói rõ ràng hơn về việc phải công bằng, cha mẹ không chỉ nói không thiên vị chỉ qua môi miệng mà cần phải thể hiện qua cả hành động nữa. Hãy cho chúng tiền sinh hoạt như nhau và trong dù bất kỳ quyết định nào hãy cũng đều cho chúng cảm giác không bị yếu vế so với những anh chị em khác.
Hãy đối xử thật công bằng với các con mới là phương pháp dạy con đúng đắn |
Nếu có một lý do đặc biệt nào nó buộc bạn phải xảy ra sự “thiên vị đúng đắn” thì hãy hãy giải thích cho những đứa còn lại để chúng hiểu rằng anh chị em của chúng đang cần sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn của cha của mẹ vì những lý do cụ thể nào.
Nhưng nói những điều này không có nghĩa rằng bạn cần phải mua quà cho tất cả các con phải giống nhau, hay những bộ trang phục như nhau bởi sư công bằng và yêu thương dành cho các con thể hiện ở việc bạn hiểu chúng thích gì để tặng những thứ đó và nó phù hợp với tính cách của từng đứa trẻ.
Thật sự luôn có những đứa trẻ vượt trội hơn so với những anh chị em của chúng nhưng cũng có đứa sẽ lùi lại sau. Nhưng nếu khen ngợi hay chê bai liên tục sẽ đều khiến não bộ và hành vi của những đứa trẻ bị tổn thương và ganh ghét anh chị em của chúng.
Hãy cố gắng giải thích cho chúng rằng “nếu con cố gắng hơn trong kỳ thi sau con sẽ được giống anh mà!” hoặc “tại sao anh lại được điều đó bởi vì anh đã cố gắng học tập và rất ngoan”,...
Vì vậy thay vì khen chê ra mặt trước tiên hãy tìm cách giải thích tại vì sao bạn làm như vậy và đừng bao giờ thiên vị bạn nhé!
Simon
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: