Hô hấp hôm nay

Không dùng Thuốc xịt khi uống Thuốc trị hen suyễn được không?

Khu vực quận tôi thường cấp Thuốc uống trị bệnh hen suyễn thì tôi không dùng Thuốc xịt nữa có được không thưa bác sĩ? (Vương Chí Tài - TPHCM)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trả lời:

Bạn Vương Chí Tài thân mến,

Bệnh hen phế quản được thể hiện bằng 3 cơ chế: Đầu tiên là viêm, gây ra tăng tiết, nhiều đờm, có dấu hiệu lâm sàng là ho khạc đờm nhiều. Thứ hai, co thắt phế quản, làm cho bệnh nhân khó thở và gây ra tiếng rít khi thở. Thứ ba, vì bị viêm nên lòng phế quản dễ bị kích thích, phản ứng với các yếu tố lạ khi tiếp xúc với nó. Tất cả những cơ chế trên sẽ làm cho bệnh hen xuất hiện với 4 triệu chứng: ho, khò khè, tức ngực, khó thở.

Bình xịt định liều là dụng cụ y tế phổ biến được nhiều bệnh nhân hen phế quản/suyễn lựa chọn. Các Thuốc dạng xịt thường được ưa chuộng hơn do Thuốc dạng xịt là Thuốc được đưa đến trực tiếp tại niêm mạc (đường hô hấp), do vậy Thuốc có tác dụng tại chỗ, nhanh và mạnh, đồng thời hạn chế được nồng độ Thuốc ngấm vào máu nên hạn chế được tác dụng phụ có hại toàn thân so với đường uống, tiêm. Tuy nhiên, đây là Thuốc được bào chế ở dạng đặc biệt, nếu dùng không đúng cách, Thuốc sẽ bị phóng thích ra ngoài, gây lãng phí lại không đủ liều lượng sử dụng nên không mang lại hiệu quả như mong muốn, Thuốc dạng xịt có chứa thành phần corticoid có thể gây bệnh nấm họng...

Với bệnh hen phế quản, người bệnh có thể dùng Thuốc đường uống và đường xịt tùy theo thực tế bệnh và chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần nhớ, dù là Thuốc dạng bào chế nào thì cũng cần đảm bảo được hiệu quả điều trị, kiểm soát bệnh. Nếu tình trạng bệnh diễn tiến nhanh, cơn hen thường xuyên xuất hiện thì ngoài Thuốc cắt cơn người bệnh cần dùng cả Thuốc dự phòng.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh hiện nay, tiền sử đáp ứng Thuốc với các loại Thuốc điều trị hen đã dùng để bác sỹ có thể chỉ định dùng Thuốc cho phù hợp.

>> Xem thêm:

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khong-dung-thuoc-xit-khi-uong-thuoc-tri-hen-suyen-duoc-khong-n406427.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)