Bạn nên biết hôm nay

Không khuyến cáo test dị ứng vaccine Covid-19

Phó giáo sư Dương Thị Hồng, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyến cáo test dị ứng vaccine Covid-19.

"WHO cho rằng test dị ứng vaccine không có ý nghĩa. Hiện không nước nào trên thế giới test dị ứng vaccine", bà nói hôm nay.

Trước đó, trong phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress, phó giáo sư Hồng cũng khẳng định vaccine ngừa Covid-19 đã được Việt Nam kiểm định kỹ lưỡng, không cần thiết test dị ứng vaccine. Khi tiêm, người được tiêm có thể có những phản ứng phụ. Ngay khi những phản ứng phản vệ xuất hiện, cán bộ y tế sẽ xử lý.

Quan điểm của phó giáo sư Hồng hiện không thay đổi. Bà cho biết thêm vaccine an toàn với con người, chỉ có tỷ lệ nhỏ gây phản ứng phản vệ cho cơ thể. Các đơn vị tiêm chủng được yêu cầu chủ động chuẩn bị tổ cấp cứu để cứu chữa khi người tiêm bị phản vệ.

Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh nhiều người đặt câu hỏi có cần test dị ứng vaccine hay không, sau khi mạng xã hội lan truyền tin "một người test dị ứng trước khi tiêm vaccine covid-19 tại bệnh viện e. người này trả khoảng 1,1 triệu đồng, tiêm 9 mũi dưới da và 5 dung dịch nhỏ lên da bên tay phải, sau đó bị sốc phản vệ, phải điều trị".

Giáo sư Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, ngày 13/7 bác bỏ thông tin trên. Ông cho biết bệnh viện không thực hiện test dị ứng vaccine Covid-19. Bệnh viện có khoa Dị ứng, Miễn dịch & Da liễu nhằm khám, tư vấn và đưa ra khuyến cáo cho người bệnh có tiền sử dị ứng trước khi sử dụng Thu*c hoặc trước khi phẫu thuật, là hoạt động thường quy.

"Có thể người này được tư vấn khám để hiểu về tình trạng dị ứng của cơ thể, sau đó hiểu nhầm bệnh viện test dị ứng vaccine Covid-19", giáo sư Thành cho biết.

Chuẩn bị tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại TP HCM, ngày 21/6. Ảnh: Hữu Khoa.

Tiến sĩ, bác sĩ phạm lê duy, giảng viên bộ môn S*nh l* bệnh và miễn dịch, đại học y dược tp hcm, ngày 18/6 cho biết một số nhà khoa học xác định hai hợp chất trong vaccine covid-19 có thể gây dị ứng gồm polyethylene glycol (peg, macrogol) có trong vaccine của moderna, pfizer; polysorbate 80 có trong vaccine của astrazeneca và johnson & johnson. peg và polysorbate 80 giúp giữ hoạt tính vaccine trong quá trình bảo quản. vì vậy, những người dị ứng hai chất này có khả năng dị ứng với vaccine covid-19.

PEG được sử dụng rất nhiều trong các loại mỹ phẩm dùng hàng ngày (xà bông, kem đánh răng, kem dưỡng ẩm) và trong các loại Thu*c thông dụng. Tùy cơ địa, cơ thể người có thể dị ứng hay phản vệ với nhiều loại Thu*c, hoặc với nhiều loại mỹ phẩm có thành phần PEG. Các phản ứng dị ứng gồm nổi mề đay, ngứa da, phát ban, sưng mặt, thở khò khè, phản ứng phản vệ...

Đến nay, các dữ liệu chưa đầy đủ để khuyến cáo toàn diện về nhóm người có nguy cơ dị ứng với vaccine và chưa có quy trình xét nghiệm đủ độ nhạy để phát hiện dị ứng vaccine, bác sĩ cho biết.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người hỏi kỹ ý kiến của cán bộ y tế về tình trạng của bản thân trước tiêm chủng và tuân thủ nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế. Người từng bị phản vệ hay sốc phản vệ vô cớ, người từng phản ứng dị ứng nặng với các loại vaccine tiêm hoặc các Thu*c sinh học, đều là đối tượng nguy cơ cao dị ứng vaccine Covid-19. Theo Bộ Y tế, nhóm này không nên tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/khong-khuyen-cao-test-di-ung-vaccine-covid-19-4308886.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY