12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Không may trở thành F0, việc đầu tiên là phải bình tĩnh, không hoang mang

Nếu chẳng may một ngày trở thành F0, bạn không nên quá lo lắng, hoang mang, sợ hãi. Hãy bình tĩnh và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế như thường xuyên kiểm tra mạch, hít thở bằng bụng và nằm sấp khi cảm thấy khó thở… nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình, cho người thân và cộng đồng.

Lo lắng, hoang mang khi biết mình là F0 có lẽ là tâm lý chung của không ít người. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, sự hoảng loạn, lo lắng không có ích gì cho bản thân, và cũng không giúp gì được cho việc điều trị COVID-19. Thay vào đó, chúng ta nên bình tĩnh, đừng hoang mang và biết cách hợp tác tốt với đội ngũ y bác sĩ trong việc làm xét nghiệm, chữa trị COVID-19. Và quan trọng hơn cả, chúng ta cần phải học cách thích nghi và sống chung với COVID-19.

Thay vì lo lắng, hoang mang, F0 nên bình tĩnh và hợp tác tốt với đội ngũ y bác sĩ trong việc làm xét nghiệm, chữa trị COVID-19 - (Ảnh: Freepik)

Dưới đây là 9 điều cần làm khi biết bản thân là F0, bạn nên tham khảo:

1. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ virus trong vùng họng của bạn ở mức thấp, rất có thể trong những ngày tới sẽ giảm thêm, nên khả năng lây cho những người khác trong gia đình là không cao.

2. Bình tĩnh không nên hoảng loạn. Sự sợ hãi, áp lực tâm lý càng dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó thở và mất sức nhiều hơn.

3. Trong trường hợp bạn là đối tượng có nguy cơ cao như: Người béo phì, người cao tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh nền và đang được điều trị…. bạn cần liên lạc ngay với y tế địa phương và chuẩn bị những vật dụng cần thiết để đi cách ly, điều trị tập trung.

4. Nếu bạn không là đối tượng nguy cơ, đa số sẽ khỏi bệnh trong 10 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể không có triệu chứng cho đến khi hết bệnh hoặc có triệu chứng thông thường như bị cảm, viêm họng và sẽ dần khỏi bệnh sau đó.

5. F0 cách ly và điều trị tại nhà cần tuân thủ nghiêm các việc sau:

- Không tự ý ra khỏi nhà khi chưa có sự cho phép của ngành y tế.

- Ở phòng riêng, tách biệt với các thành viên khác trong nhà. Giữ khoảng cách hơn 2m khi tiếp xúc với người nhà, mang khẩu trang và kính che giọt bắn khi được người nhà cung cấp thức ăn, lương thực

- Trong trường hợp bạn chỉ ở một mình, không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên.

6. Cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng hàng ngày để góp phần nâng cao sức đề kháng, chống chọi tốt và mau chóng khỏi bệnh. Điển hình như:

- Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất và tập thể dục điều độ (lý tưởng nhất là tối thiểu 3 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức)

- Ăn sạch, uống sạch và dọn dẹp nhà vệ sinh sạch sẽ. Mang khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi đi vệ sinh.

- Khi bị nhiễm COVID-19 có triệu chứng, người bệnh thường bị giảm vị giác, khứu giác nên khó ăn uống, ăn kém ngon. Vì thế, hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, ưu tiên thức ăn dễ tiêu để kích thích hệ tiêu hóa.

- Ở phòng thoáng mát, thường xuyên vệ sinh bề mặt xung quanh nơi làm việc sạch sẽ.

7. Cần theo dõi sức khỏe sát sao và biết cách xử lý các triệu chứng thông thường:

- Nếu xuất hiện triệu chứng như cảm cúm, viêm họng, nên uống thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm ho.

- Nếu không có triệu chứng, bạn không nên uống thuốc ngừa trước.

- Đặc biệt, hãy theo dõi thân nhiệt mỗi ngày. Cụ thể, cần đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi thấy có dấu hiệu ớn lạnh, sốt; ghi ghép thân nhiệt và báo cáo cho nhân viên y tế hằng ngày.

8. Theo dõi sức khỏe để kịp thời xử lý các triệu chứng nguy cơ trở nặng:

Hít thở sâu có thể giúp phục hồi chức năng cơ hoành và tăng thể tích phổi cho người nhiễm COVID-19 -(Ảnh:ahealthierme)

- Cần báo ngay cho cơ quan y tế nếu bản thân xuất hiện các triệu chứng sau: Khó thở (nằm ngửa thấy ngộp thở phải ngồi dậy, ngồi ngửa nếu thấy khó thở phải ngồi thẳng lưng); Nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút.

- Trong khi chờ để được đưa đi điều trị, người bệnh nên: Tập thở sâu ít nhất 15 phút mỗi ngày bằng cách hít vào bằng mũi tới mức phình bụng, thở ra từ từ bằng miệng đến khi bụng xẹp xuống.

- Nếu thấy hiệu quả thì bạn nên tiếp tục hít thở sâu.

- Nếu không hiệu quả chuyển sang tư thế nằm sấp để thở dễ dàng.

9. Bình tĩnh chờ thông báo từ nhân viên y tế để làm xét nghiệm lại.

Với những lưu ý vừa kể trên, mong rằng các trường hợp F0 có thể tự theo dõi sức khỏe tại nhà khi được yêu cầu cách ly, điề trị tại gia đình, cũng như sẵn sàng phát hiện dấu hiệu bất thường của bản thân, để có sự can thiệp kịp thời từ ngành y nhé!

Ngọc Duyên

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/khong-may-tro-thanh-f0-viec-dau-tien-la-phai-binh-tinh-khong-hoang-mang-31564/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY