Sức khỏe hôm nay

Không muốn tình trạng cận thị của con nặng hơn, cha mẹ nên tránh 5 hiểu lầm này

Cận thị là một tật về mắt rất phổ biến trong lối sống hiện đại ngày nay do ảnh hưởng từ các thiết bị điện tử. Về vấn đề trẻ bị cận thị, nhiều bậc phụ huynh có một số hiểu lầm trong nhận thức khiến cho tình trạng cận thị của trẻ ngày càng trầm trọng.

Hiểu lầm 1: Suy giảm thị lực của trẻ thực sự là bị cận thị

Trên thực tế, trẻ em bị cận thị, có cận thị thật và cận thị giả. Trẻ bị cận thị có thể nhìn các vật ở xa hơi mờ trong một thời gian, nhưng nhìn các vật ở gần với thị lực bình thường.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này phần lớn là do trẻ dùng mắt quá nhiều trong một thời gian nhất định khiến cơ mi của mắt bị co bóp quá mức, không được thả lỏng dẫn đến giảm thị lực.

Trẻ bị cận thị có thể nhìn các vật ở xa hơi mờ trong một thời gian, nhưng nhìn các vật ở gần với thị lực bình thường.

Do đó, nếu nhận thấy thị lực của trẻ không tốt như bình thường, cha mẹ không nên vội vàng kết luận. Nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt, bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra nhận định khoa học.

Hiểu lầm 2: Cận thị có thể được "chữa lành" hoặc "chữa khỏi"

Khi tình trạng cận thị ngày càng trở nên phổ biến, các cơ sở kinh doanh vô tâm nhận ra rằng các bậc cha mẹ đang mong muốn chữa khỏi bệnh cho con mình và công khai: một loạt các phương pháp điều trị như xoa bóp, châm cứu, luyện thị lực, phẫu thuật laser có thể giúp trẻ chữa khỏi bệnh cận thị.

Nếu trẻ thực sự bị cận thị, chiều dài trục của mắt sẽ dài ra, và sự thay đổi này là không thể đảo ngược. Theo trình độ y tế hiện nay, cận thị chỉ có thể được kiểm soát bằng cách đeo kính và các phương tiện điều chỉnh quang học khác. Vì vậy, bệnh cận thị không thể “tự khỏi”, cũng như không thể “chữa khỏi”.

Hiểu lầm 3: Độ cận thị ít thì không cần đeo kính

Câu trả lời là không. Khi đã phát hiện trẻ bị cận thị thực sự, cha mẹ phải cho trẻ đeo kính đầy đủ. Do trẻ không thể nhìn rõ và không đeo kính nên việc học liên tục hoặc xem các sản phẩm điện tử trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị mỏi thị giác nặng hơn, từ đó đẩy nhanh tiến độ cận thị của trẻ.

Hiểu lầm 4: Sau khi đeo kính, độ cận ngày càng cao?

Mặc dù kính chính xác không thể ngăn chặn hoàn toàn sự tiến triển của bệnh cận thị, nhưng nó sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cận thị ở thanh thiếu niên.

Ở một mức độ lớn, nó liên quan chặt chẽ đến thói quen nhìn của trẻ và việc trẻ có thường xuyên sử dụng các sản phẩm điện tử hay không.

Do cận thị ngày càng sâu ở trẻ em không phải do đeo kính. Ở một mức độ lớn, nó liên quan chặt chẽ đến thói quen nhìn của trẻ và việc trẻ có thường xuyên sử dụng các sản phẩm điện tử hay không.

Hiểu lầm 5: Cận thị không di truyền?

Cận thị, đặc biệt là cận thị cao với độ cận thị lớn hơn 600 độ, có yếu tố di truyền.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

- Nếu bố bị cận thị cao và mẹ cũng bị cận thị thì xác suất con bị cận thị là 50%.

- Nếu bố hoặc mẹ bị cận thị cao và người còn lại bị cận thị thấp hoặc không bị cận thị thì xác suất con bị cận thị là 20%.

- Nếu bố không bị cận hoặc viễn và mẹ cũng vậy thì con ít bị cận.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng cận thị không phải là di truyền trội mà là di truyền đa gen. Thay vì lo lắng vấn đề cận thị có di truyền không, các bậc phụ huynh nên quan tâm hơn đến cách phòng tránh cận thị cho con em mình.

Một khi trẻ bị cận thị thì không có cách nào chữa khỏi. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên thực hiện theo dõi sớm, phòng ngừa sớm và điều trị sớm. Đưa trẻ đi kiểm tra thị lực thường xuyên, để trẻ hình thành thói quen tốt về mắt, đảm bảo cho trẻ được hoạt động ngoài trời đầy đủ.

Xem thêm: 6 bộ phận này trên cơ thể đừng để bị va đập, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/khong-muon-tinh-trang-can-thi-cua-con-nang-hon-cha-me-nen-tranh-5-hieu-lam-nay-35632/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY