12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Không phải muối, đây mới là bậc thầy gây tăng huyết áp

Huyết áp cao là một hội chứng tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của động mạch trong hệ tuần hoàn, có thể dẫn đến tổn thương chức năng hoặc hữu cơ cho các mô và cơ quan khác nhau.

Với mức sống ngày càng được cải thiện, tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao ngày càng gia tăng và tỷ lệ mắc bệnh của dân số ngày càng trẻ hóa.

Huyết áp cao bao gồm nguyên phát và thứ phát, và tiêu chuẩn của nó là huyết áp tâm thu cao hơn 140mmol/L hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90mmol/L. Tình trạng này có thể được biểu hiện như đánh trống ngực, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, cứng cổ và các triệu chứng khác, và cũng có thể xuất hiện biến chứng.

Là một căn bệnh mãn tính, huyết áp cao luôn đeo bám cuộc sống của con người.

Là một căn bệnh mãn tính, huyết áp cao luôn đeo bám cuộc sống của con người. Một khi đã được chẩn đoán thì bệnh nhân huyết áp cao không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể ổn định huyết áp bằng cách dùng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài.

Ngày nay, huyết áp cao cũng đã trở thành một trong những kẻ giết người hàng đầu của các bệnh mãn tính, với 2 triệu người tử vong và 270 triệu người bị bệnh mỗi năm. Huyết ấp cao cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và tử vong.

Sự nguy hiểm của huyết áp cao

Huyết áp cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến nhiều cơ quan, dẫn đến chức năng các cơ quan bất thường, thậm chí là suy cơ quan.

1. Tim: Huyết áp cao có thể gây phì đại cơ tim và mở rộng tim, được gọi là tổn thương tim do huyết áp cao. Huyết áp cao cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng của xơ vữa động mạch vành, vừa dẫn đến bệnh mạch vành, vừa dẫn đến suy tim giai đoạn cuối.

2. Não: Huyết áp gây xơ vữa động mạch nội sọ, dẫn đến nhồi máu não, đồng thời có thể dẫn đến vỡ các tiểu động mạch nội sọ gây xuất huyết não.

3. Thận: Huyết áp cao dai dẳng lâu ngày dẫn đến bệnh cầu thận, dẫn đến thiếu máu cục bộ nhu mô thận, giảm nephron, có thể bị suy thận mạn.

4. Đáy mắt: Huyết áp cao có nguy cơ dẫn đến xơ cứng động mạch võng mạc và xuất huyết và tiết dịch đáy mắt.

Huyết áp cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến nhiều cơ quan.

Nếu không muốn huyết áp tăng cao, bạn nên ăn ít đi 3 thứ này

1. Nội tạng động vật

Bệnh nhân huyết áp cao nên ăn ít hoặc không ăn nội tạng động vật. Hàm lượng cholesterol trong nội tạng động vật cao, ăn quá nhiều nội tạng động vật sẽ làm tăng cholesterol trong máu và làm tăng huyết áp.

Cholesterol và các chất béo trong phủ tạng động vật sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tăng độ dày của máu, làm tổn thương nghiêm trọng mạch máu dẫn đến tăng huyết áp.

2. Muối

Người bệnh huyết áp cao cần kiểm soát chặt chẽ lượng muối ăn vào. Natri cao gây giữ natri và nước trong cơ thể, làm sưng các tế bào cơ trơn thành mạch, thoái hóa lòng mạch, tăng sức cản thành mạch khiến lưu lượng máu tăng lên.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng muối tiêu thụ trung bình của một người là dưới 5 gam. Tuy nhiên lượng muối trung bình của hầu hết mọi người là 7-20 gam, cao hơn đáng kể so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

3. Rượu

Uống rượu bia rất có hại cho cơ thể, nó sẽ làm tổn thương mạch máu, làm huyết áp dao động, gây đột quỵ ở bệnh nhân huyết áp cao. Uống rượu bia khiến mạch máu co lại mạnh, thậm chí dần dần làm cứng mạch máu, dễ dẫn đến huyết áp tăng liên tục.

Rượu chuyển hóa thành ethanol trong gan làm tăng tính thẩm thấu của mao mạch và mở mao mạch. Do đó, sau khi uống rượu huyết áp lên xuống thất thường, gây căng thẳng hơn nữa cho hệ tim mạch.

Đối với bệnh nhân huyết áp cao, tốt nhất nên ăn ít hoặc không ăn các thức ăn như nội tạng động vật, muối, rượu để ổn định huyết áp và tránh xảy ra biến chứng huyết áp cao.

Xem thêm:

Để đôi mắt luôn sáng khỏe, đừng bỏ qua 7 loại thực phẩm "vàng" sau đây

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/khong-phai-muoi-day-moi-la-bac-thay-gay-tang-huyet-ap-34523/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY