Bạn nên biết hôm nay

Khử khuẩn tại nơi làm việc

Các bề mặt phải làm sạch bằng xà phòng và nước. Với các vật dụng không chịu được nước thì sử dụng dung dịch chứa cồn để khử khuẩn.

Theo Bộ Y tế, nơi làm việc cần khử khuẩn ít nhất một lần/ngày đối với nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh. Các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.

Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn sẽ ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite). Tỷ lệ pha khoảng10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt virus, hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha để lau các bề mặt. Lưu ý chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, không để dung dịch đã pha sang ngày hôm sau vì hàm lượng clo hoạt tính trong dung dịch không còn đủ để khử khuẩn.

Khử khuẩn tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, ngày 10/3. Ảnh: Ngọc Thành

Đối với các vật dụng không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử dùng chung khác... nên sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để khử khuẩn. Có thể dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước. Lưu ý tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.

Người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay cao su, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường nơi làm việc.

Bên cạnh đó, tăng cường thông khí tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.

Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại nơi làm việc để người lao động có thể bỏ khẩu trang, khăn giấy đã sử dụng, rác vào các thùng, đảm bảo vệ sinh nơi làm việc. Rác thải phải được thu gom và được xử lý hằng ngày theo đúng quy định.

Bộ Y tế cho biết mỗi người lao động cần nâng cao ý thức, cùng tham gia và thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/khu-khuan-tai-noi-lam-viec-4069375.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • 67% nhân viên văn phòng làm việc hơn 11 giờ/ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người làm việc từ 9:00 - 17:00 giờ.
  • Người làm việc theo ca dễ bị chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, việc sản sinh hormone và huyết áp thay đổi.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Cách giảm stress khi đang ngồi làm việc giúp bạn bớt mệt mỏi. Loại bỏ căng thẳng sẽ giúp bạn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn.
  • Theo Viện nghiên cứu về căng thẳng của Mỹ, 8 trên 10 người Mỹ chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Lao là bệnh hô hấp có khả năng lây lan mạnh. Nếu làm việc gần bệnh nhân lao, hãy đeo mặt nạ chuyên dụng để bảo vệ. Bệnh nhân cũng cần đeo mặt nạ và được tách biệt với những bệnh nhân khác. Việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY